3 lưu ý khi sử dụng mì ăn liền để tránh gây hại cho sức khỏe

Dinh dưỡng

Mì ăn liền được nhiều người ưa thích và trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên có những điều sau đây chúng ta nên lưu ý để tránh gây hại cho sức khỏe.

>>> Xem thêm: 4 kiểu kết hợp thức ăn gây hại cho sức khỏe mà nhiều người mắc phải

1. Một số sai lầm khi sử dụng mì ăn liền

– Không sử dụng gói dầu khi nấu mì ăn liền

Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm nên sử dụng gói dầu khi ăn mì ăn liền bởi gói dầu này có nhiều chiết xuất hương vị tự nhiên của các loại rau củ, gia vị khác có tác dụng làm gia tăng hương vị đặc trưng của sản phẩm.

6 sai lầm không phải ai cũng biết khi ăn mì ăn liền - Ảnh 1.

Việc bỏ gói dầu trong mì ăn liền có thể giảm mùi vị của mì – Ảnh: Internet

Những thành phần và hàm lượng nguyên liệu sử dụng trong gói gia vị đều được nghiên cứu phù hợp với từng loại sản phẩm, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm tại Việt Nam.

– Trần mì trước khi ăn

Theo lý giải của BS Trần Văn Ký – Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (Hội KHKT ATTP VN), , hàm lượng chất béo có trong vắt mì có thể chiếm 16% tổng khối lượng cả gói mì, tạo thêm dinh dưỡng cân đổi cho một khẩu phần. Vậy nên việc trần mì qua 1 lần rồi mới ăn là không cần thiết, thậm chí mất đi mùi vị và chất dinh dưỡng của bát mì.

Hơn nữa, lượng chất béo trong mì tôm luôn đạt mức an toàn vì chất lượng đã được kiểm soát. Vì thế, nếu người tiêu dùng vẫn giữ thói quen trụng mì trước khi ăn thì sẽ vô tình làm mất đi một phần dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng hấp dẫn của món ăn này.

– Nấu mì khi nước chưa sôi và cho quá nhiều nước

Nhiều người thường có thói quen úp mì khi nước chưa đủ độ sôi, hoặc cho quá nhiều nước vào tô mì. Những cách chế biến này sẽ phần nào đó làm mất đi hương vị cũng như độ dai ngon của sợi mì.

Theo đó bạn nên chế biến theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì. Tùy thuộc vào đặc trưng của từng sản phẩm mà cách chế biến, thời gian chế biến hay dung tích nước sôi sử dụng sẽ khác nhau.

Vì vậy đừng vì để có bữa ăn nhanh gọn mùa giãn cách mà bỏ qua phần hướng dẫn sử dụng của loại mì mà bạn đang chuẩn bị chế biến, dành một chút thời gian đọc qua hướng dẫn sử dụng là bạn có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc trưng, thơm ngon của tô mì ăn liền.

2. Hạn chế tiêu thụ mì ăn liền

– Mì ăn liền có hàm lượng natri cao

Natri là một loại khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể con người, giúp cung cấp chất điện giải, cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước cho cơ thể. Nhưng một người chỉ nên tiêu thị 2 gram natri mỗi ngày. Lượng natri này được dụng nạp trong thức ăn là đủ cho một ngày.

6 sai lầm không phải ai cũng biết khi ăn mì ăn liền - Ảnh 3.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một gói mì ăn liền chứa 397-3.678mg natri – Ảnh: Internet

Do đó, nếu bạn sử dụng mì gói thường xuyên sẽ dư thừa lượng natri trong cơ thể gây mất cân bằng và khó kiểm soát. Nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, đối với những người bị nhạy cảm với muối có thể dẫn đến tăng huyết áp, gây tổn thương cho tim và thận.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một gói mì ăn liền chứa 397-3.678mg natri. Vì vậy, chỉ cần tiêu thụ một gói mì ăn liền mỗi ngày sẽ rất khó giữ lượng natri theo khuyến nghị.

– Cẩn trọng với hàm lượng bột ngọt

Trong mì ăn liền nào cũng có lượng bột ngọt để tăng hương vị cho thực phẩm và kích thích vị giác. Tuy nhiên, dưới nhiều tác động đến sức khỏe về ngắn hạn lẫn lâu dài của bột ngọt, việc ăn nhiều mì gói là hoàn toàn không nên.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) quy định các hãng sản xuất chế biến thực phẩm phải ghi rõ thành phần bột ngọt trên bao bì để người tiêu dùng được biết.

Tuy nhiên đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng về tác hại của bột ngọt đối với sức khỏe con người trong mì ăn liền bởi hàm lượng của chúng được xem là nhỏ trong một gói mì ăn liền thông thường.

– Hàm lượng chất xơ và protein thấp

Không chỉ có lượng calorie thấp mà mì ăn liền còn chứa ít chất xơ và protein, vì vậy, nó không phải là lựa chọn tốt cho mục đích giảm cân.

Protein làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác đói, là công cụ hữu ích để quản lý trọng lượng trong khi chất xơ di chuyển chậm qua đường tiêu hóa, làm thúc đẩy cảm giác no của cơ thể.

Với lượng protein và chất xơ thấp trong mỗi khẩu phần mì, việc tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ không làm cơ thể được no thật sự ngoài “cảm giác no”. Ngoài ra, một chế độ ăn có ít chất xơ thường dẫn đến một số rắc rối liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, bệnh viêm túi thừa hay làm giảm số lượng vi khuẩn đường ruột có lợi cho cơ thể.

3. Ăn mì ăn liền thế nào để giữ an toàn cho sức khỏe

– Cần bổ sung rau xanh

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ… Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra

Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…

– Hạn chế dùng gói muối

Ngay cả khi là người thích ăn mặn, cũng khuyên bạn nên sử dụng gói muối càng ít càng tốt. Gói gia vị trong mì ăn liền thường chứa rất nhiều bột ngọt và muối có hại cho sức khỏe. Ăn quá nhiều có thể gây ra cao huyết áp, suy thận hoặc đột quỵ,…

Khi ăn mì, bạn không nên sử dụng hết gói muối mà tốt nhất hãy chỉ dùng một nửa, pha với lượng nước sôi vừa phải.

– Tiêu thụ hợp lý mì gói trong một tuần

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mỗi người dân chỉ nên ăn tối đa 2 gói mì một tuần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Nếu như mắc chứng “nghiện” mì gói và không thể cai được, hãy ngừng việc mua mì lại, bạn sẽ không phải lo lắng nữa!

Ăn quá nhiều mì tôm nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng chính là những hậu quả đầu tiên của việc bạn ăn mì quá thường xuyên.

– Không ăn mì tôm sống

Trước khi đóng gói và đến tay người tiêu dùng, sợi mì tôm đã được chiên qua dầu nên đã chín, có thể ăn sống. Bởi giòn giòn, thơm thơm nên cũng là món khoái khẩu của nhiều người. nhưng chính vì đã viên qua dầu nên chất béo rất khó để tiêu hóa.

Mì tôm được xem là loại thực phẩm nghèo giá trị dinh dưỡng, việc nấu chín mì tôm cũng không làm mì tôm dễ tiêu hoá hơn hay tăng giá trị dinh dưỡng, nhưng khi ăn sống thì tác hại mì tôm còn tệ hơn. Do đó, tốt hơn khi ăn mì thì bạn nên nấu chín rồi hãy ăn để an toàn hơn.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên chú ý đến việc tập luyện thể thao đều đặn hàng ngày. Đơn giản nhất, bạn có thể chọn những bài tập trên máy chạy bộ hay xe đạp tập giúp vận động ngay tại nhà vô cùng thuận tiện.

>>> Xem thêm: Ghế massage cao cấp Toshiko – Sản phẩm chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn Nhật Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *