Bệnh ho gà ở người lớn có triệu chứng như nào?

Sức khỏe
Ho gà là một căn bệnh truyền nhuyễn cấp tính do 1 loại vi khuẩn gây ra. Bệnh ho gà thường rất dễ lây lan từ người sang người. Bệnh ho gà ở người lớn có triệu chứng như nào? Có khác gì với triệu chứng bệnh so với trẻ em hay không và cách điều trị ra sao?

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh ho gà?

Ho gà do 1 loại vi khuẩn có tên Bordetella pertussis (có kích thước nhỏ từ 0,5-0,8 mm x0,2-0,3 mm, Gram âm, không di động, không sinh nha bào, có thể có vỏ, vi khuẩn hiếu khí) gây nên. Vi khuẩn sẽ bám vào các lông mao ở mũi và cổ họng, có thể gây sưng tấy và viêm đường hô hấp.

Ho gà thường lây lan từ người sang người qua các giọt đường hô hấp trong không khí và lây lan nhanh nhất ở thời kỳ đầu bệnh.

Tính lây truyền có nguy cơ cao hơn khi bạn tiếp xúc, sinh hoạt trong một không gian khép kín nhất định với người mang bệnh như trong cùng hộ gia đình, trường học, phòng làm việc.

Ngoài ra những người mắc bệnh hen suyễn sẽ dễ bị bệnh ho gà hơn.

Ho gà ở người lớn do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra

2. Bệnh ho gà ở người lớn có triệu chứng như nào?

Các triệu chứng xảy ra đối với người lớn thường sẽ nhẹ hơn so với trẻ em. Nếu như bạn đã tiêm chủng rồi nó sẽ có các triệu chứng như bệnh cảm lạnh thông thường. Triệu chứng của bệnh thường bắt đầu trong vòng từ bảy đến mười ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn, phát triển kéo dài trong 3 tuần.

Các triệu chứng ban đầu như:

+ Ho khụ khụ

+ Hắt xì

+ Sổ mũi

+ Sốt nhẹ

+ Đau, chảy nước mắt

Sau từ 1 đến 2 tuần, các cơn ho bắt đầu xảy ra. Sau đó, các đợt ho nhanh chóng, không kiểm soát được kèm theo âm thanh” khụ khụ” và người bệnh thở hổn hển. Các cơn ho thường phổ biến vào ban đêm và kéo dài trong vài tuần.

Đôi khi cơn ho dữ dội kèm theo nôn mửa. Trong trường hợp tồi tệ hơn, các cơn ho kéo dài lâu khiến cho hơi thở người bệnh bị yếu đi, hô hấp khó khăn do thiếu oxy, mặt tím tái, mắt đỏ, chảy nước mắt nước mũi và tĩnh mạch nổi lên ở cổ.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thấy có nhiều đờm trong cổ. Đây có thể là nơi chứa của trực khuẩn ho gà.

Không phải tất cả những người nhiễm vi khuẩn ho gà đều có các triệu chứng nêu trên. Đôi khi các triệu chứng rất nhẹ khiến người mắc không nhận ra là mình đã mắc bệnh.

Ho gà có triệu chứng như bệnh cảm lạnh thông thường

Khác với người lớn, trẻ sơ sinh sẽ không có biểu hiện ho nhưng gặp tình trạng tạm ngưng thở. Và thường nguồn bệnh của trẻ em là do người lớn lây nhiễm sang.

3. Các biến chứng có thể gặp phải

Các biến chứng ở người lớn thường không nghiêm trọng, tuy vậy nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn.

Trong một số trường hợp, các biến chứng nguy hiểm vẫn có thể xảy ra như:

+ Mất kiểm soát bàng quang

+ Đi ngoài

+ Gãy xương sườn

Ngoài ra có những biến chứng khác như giảm cân đột ngột hoặc bị viêm phổi khiến bạn phải nhập viện để điều trị. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là chết nhưng cực kỳ hiếm ở người lớn.

4. Cách thức chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm. Có các hình thức xét nghiệm như:

+ Xét nghiệm mẫu chất nhầy: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất nhầy từ phía sau cổ họng (qua mũi) để tìm kiếm các dấu hiệu của vi khuẩn

+ Cấy vi khuẩn: Xét nghiệm này sẽ chính xác hơn nhưng chậm hơn, bao gồm việc lấy một mẫu từ cơ thể và kiểm tra xem liệu B pertussis có phát triển hay không.

+ PRC: Đây là một xét nghiệm nhanh, nhưng đôi khi không đáng tin cậy. Hình thức này sẽ giúp phát hiện DNA của vi khuẩn gây bệnh trong tăm bông.

+ Xét nghiệm máu: Bạn có thể làm xét nghiệm để tìm kháng thể IgG- một loại protein do hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã tiếp xúc với vi khuẩn gà.

5. Cách thức phòng ngừa và điều trị

5.1. Phòng ngừa

Khám sức khỏe tổng quát

Bệnh ho gà có những trường hợp triệu chứng vô cùng nhẹ như bệnh cảm lạnh thông thường. Vậy nên để phát hiện ra bệnh, cần có sự chuẩn đoán của bác sĩ qua các cuộc kiểm tra, xét nghiệm. Do đó, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát, định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh cũng như đảm bảo rằng bạn đang có một cơ thể khoẻ mạnh.

Tiêm vắc xin

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tiêm vắc xin ho gà ở tất cả mọi lứa tuổi. Theo Bộ y tế, cục y tế dự phòng “Nhờ triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh trong hơn 30 năm qua, bệnh ho gà tại Việt Nam đã được khống chế. Tỷ lệ mắc bệnh năm 2014 đã giảm 249,4 lần so với trước khi triển khai.”

Tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván dành cho người lớn là vắc xin Adacel (Pháp) và vắc xin Boostrix (Bỉ).

Đặc biệt, vắc xin Boostrix có thể xem xét sử dụng cho phụ nữ mang thai giúp phòng bệnh cho mẹ và trẻ sau khi sinh chưa đến tuổi tiêm chủng.

Thuốc kháng sinh

Nếu trong gia đình bạn có người bị nhiễm bệnh, bác sĩ có thể đề nghị những thành viên khác trong gia đình dùng thuốc kháng sinh để ngăn và giảm sự nhiễm bệnh.

Nếu trong gia đình bạn có người bị nhiễm bệnh, bác sĩ có thể đề nghị những thành viên khác trong gia đình dùng thuốc kháng sinh để ngăn và giảm sự nhiễm bệnh

Vệ sinh cá nhân và tự bảo vệ mình

Vì bệnh này có tính lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, nên bạn cần hạn chế tiếp xúc và không dùng chung các vật dụng, đồ dùng với người khác, đặc biệt những người có triệu chứng nghi ngờ mang bệnh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay khô, xịt khuẩn,..

Nên che miệng, mũi khi hắt hơi hoặc khi người khác hắt hơi, khạc nhổ, sử dụng khẩu trang y tế.

Tự vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống quanh bạn được sạch sẽ để loại bỏ điều kiện phát triển của mầm bệnh.

5.2. Cách điều trị

Người mắc bệnh sẽ được cách ly và điều trị theo sự khuyến cáo của y tế và bác sĩ

Sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh được đề nghị dùng với những người bị phơi nhiễm. Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng sau 5 ngày điều trị. Thuốc kháng sinh cũng được dùng cho phụ nữ mang thai trong vòng 6 tuần kể từ khi bắt đầu bị ho.

Điều trị cụ thể được xác định bởi bác sĩ

Để đưa ra một kế hoạch điều trị cụ thể, bác sĩ của bạn cần phải thăm khám và dựa trên các yếu tố:

+ Sức khoẻ tổng thể, lịch sử y tế của bạn

+ Mức độ điều kiện

+ Khả năng chịu đựng của bạn đối với các loại thuốc khác nhau và các liệu pháp cụ thể

+ Ý kiến và nhu cầu của bạn.

Các biện pháp khác

Có thể điều trị các cách khác:

+ Giữ ấm

+ Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên

+ Uống nhiều nước

+ Giảm và ngăn chặn các tác nhân có thể gây ho như chất kích thích, độc hại, khói thuốc, chất gây dị ứng như phấn hoa,…

Bảo vệ sức khỏe bản thân chính là bảo vệ sức khỏe cho gia đình, người thân và những người xung quanh bạn. Bạn cần có ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, che miệng, mũi khi hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi,… Đồng thời cũng nên đi kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện bệnh, chữa trị kịp thời và giảm nguy cơ lây lan nguồn bệnh cho người khác.

>>> Xem thêm: 11 công dụng của ghế massage toàn thân đối với cơ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *