Ho khan mùa hanh khô: Làm gì để giảm nhẹ triệu chứng?

Sức khỏe

Tại sao bạn lại bị ho khan vào mùa hanh khô? Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn ho khan khi cổ họng bị kích thích bởi các dị nguyên như nấm mốc, mạt bụi, phấn hoa,… Đặc biệt vào mùa lạnh, cơn ho khan không chỉ phổ biến do virus gây cảm lạnh mà còn trầm trọng hơn khi không khí trở nên khô và lạnh hơn.

Đầu tiên bạn cần hiểu rằng, ho là là dấu hiệu cho thấy có một thứ gì đó đang “xâm nhập” và kích thích tới đường hô hấp trên của bạn. Đó có thể chấy nhầy (dịch mũi), đờm hoặc viêm. Đây là phản ứng bảo vệ tự nhiên cho phổi, cổ họng hoặc đường mũi của bạn. Ho khan mùa hanh khô đều có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Có một số lựa chọn điều trị giúp làm dịu và chấm dứt cơn ho khan, từ các biện pháp điều trị tại nhà đến các loại thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Nước ép tăng cường đề kháng giúp bạn có sức khỏe tốt hơn

1. Các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng ho khan tự nhiên tại nhà

Lưu ý rằng các biện pháp giảm nhẹ tự nhiên có thể đem lại hiệu quả ở người này nhưng có thể không hiệu quả ở người khác, tùy thuộc vào tình trạng ho cũng như thể trạng của bạn.

1.1. Máy giữ ẩm

Lời khuyên đầu tiên để giảm nhẹ triệu chứng ho khan mùa hanh khô chính là máy giữ ẩm. Thời tiết hanh khô với không khí lạnh hơn khiến đường thở bị kích thích dẫn tới phản ứng ho khan, đặc biệt là ở những gia đình sử dụng hệ thống sưởi.

Vì thế cần bổ sung các máy bù ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm và cả phòng khách nếu bạn thường xuyên sinh hoạt tại khu vực này. Các máy bù ẩm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, dễ thở hơn và thoải mái hơn khi ngủ, từ đó giảm bớt cơn ho cũng như dịu cổ họng.

Tuy vậy cần lưu ý rằng các thiết bị bù ẩm cũng là nơi phát triển lý tưởng của nấm mốc và các loại vi sinh vật khác nên cần phải vệ sinh sạch sẽ, nhất là khi gia đình có trẻ nhỏ.

1.2. Các loại đồ uống ấm

Các loại đồ uống hay thức ăn lỏng ấm như súp, trà nóng sẽ giúp bổ sung ẩm đồng thời cũng giảm đau và ngứa họng ngay lập tức.

Ngoài ra, các chất lỏng ấm cũng góp phần giúp bù nước cho cơ thể khi ho khan.

1.3. Mật ong

Mật ong với đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm và kích ứng trong cổ họng đồng thời mật ong cũng giúp phá vỡ dịch nhầy để giảm ho. Một đánh giá năm 2018 cho thấy mật ong có hiệu quả như diphenhydramine được sử dụng cho trẻ bị ho; tuy nhiên theo đánh giá này thì nó không hiệu quả bằng dextromethorphan.

Ho khan mùa hanh khô: Làm gì để giảm nhẹ triệu chứng? - Ảnh 2.

Mật ong với đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm và kích ứng trong cổ họng đồng thời mật ong cũng giúp phá vỡ dịch nhầy để giảm ho (Ảnh: Internet)

Bạn có thể thêm mật ong vào một tách trà ấm, một cốc nước chanh hay đơn giản chỉ là một cốc nước lọc ấm rồi nhâm nhi từ từ. Lưu rằng, với trẻ dưới 12 tháng tuổi không cho trẻ sử dụng mật ong do nguy cơ bị ngộ độc cao.

1.4. Súc miệng bằng nước muối

Nước muối làm dịu các mô bị viêm đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành. Ngoài ra muối cũng có thể góp phần tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và vùng họng.

Theo một nghiên cứu năm 2019 thì súc miệng bằng nước muối 3 lần mỗi ngày giúp giảm thời gian bị ho tới 2,4 ngày cùng các công dụng của súc miệng bằng nước muối khác như giảm thời gian khàn giọng, hắt hơi và nghẹt mũi,

1.5. Các loại thảo mộc

Nhiều loại thảo mộc có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm tình trạng sưng đau trong cổ họng của bạn chẳng hạn như xạ hương, bạc hà, rễ cây cam thảo, nghệ, lá cây kinh giới, gừng,…

Các loại thảo mộc này chứa đầy chất chống oxy hóa nên cũng góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn khi thời tiết thay đổi và vi sinh vật có điều kiện thuận lợi để phát triển như hiện tại.

Bạn có thể thêm những loại thảo mộc này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình bằng cách thêm vào nước uống hoặc thức ăn.

Ho khan mùa hanh khô: Làm gì để giảm nhẹ triệu chứng? - Ảnh 3.

Lá bạc hà có đặc tính ngừa viêm giúp hỗ trợ giảm ho khan mùa hanh khô (Ảnh: Internet)

1.6. Uống nhiều nước

Nếu bạn bị ho khan thì điều quan trọng mà bạn cần nhớ chính là uống đủ chất lỏng. Uống đủ nước giúp đảm bảo cổ họng của bạn luôn đủ ẩm và không khiến các tổn thương bị nghiêm trọng hơn. Lưu ý không nên uống nước lạnh, ưu tiên nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ phòng để họng có thể được làm dịu tốt nhất.

Ngoài ra nước ấm cũng giúp làm dịu cơn ho, cơn ớn lạnh và sổ mũi.

1.7. Hơi nước

Giống như khi uống nước ấm thì hơi nước từ nước nóng có thể giúp làm ẩm các mô bị khô và bị kích thích trong đường mũi cũng như cổ họng của bạn để làm dịu cơn đau họng và giảm ho.

Bạn có thể xông bằng cách hít hơi nước từ bát nước ấm hoặc tắm bằng vòi sen trong nhà tắm từ 2 – 3 phút. Lưu ý không được hít hơi nước trực tiếp từ nồi nước sôi bởi có thể gây bỏng da, bỏng niêm mạc mũi nghiêm trọng.

1.8. Bổ sung vitamin, probiotics vào chế độ ăn

Đầu tiên, với vitamin – đây là những hợp chất hữu cơ mà bạn cần có để hoạt động bình thường, mỗi một loại vitamin khác nhau sẽ có các tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Chẳng hạn với vitamin C, loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của bạn.

Ho khan mùa hanh khô: Làm gì để giảm nhẹ triệu chứng? - Ảnh 4.

Bổ sung vitamin, probiotics vào chế độ ăn để tăng cường miễn dịch (Ảnh: Internet)

Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn có thể hỏi bác sĩ về một số loại vitamin tổng hợp phù hợp với thể trạng của bạn.

Tại sao lại là probiotics khi bị ho khan? Thực tế thì probiotics là vi khuẩn lành mạnh có thể góp phần vào việc cải thiện hệ khuẩn đường ruột của bạn. Mặc dù bổ sung probiotics không trực tiếp giúp giảm cơn ho khan nhưng sự cân bằng lành mạnh của hệ khuẩn trong đường ruột sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, cần chú ý tới một số thực phẩm có thể kích thích cơn ho khan, chẳng hạn như một số thực phẩm giàu histamine: dâu tây, hoa quả sấy khô, thịt xông khói, thực phẩm ngâm chua, động vật có vỏ,… Trào ngược axit dạ dày cũng có thể gây ho khan nên bạn cũng cần lưu ý với những loại thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm có tính axit như cà chua, caffein, thức ăn cay,…

1.9. Tránh các chất gây kích thích từ môi trường

Thời tiết khô hanh kết hợp với gió lạnh thúc đẩy sự khuếch tán của các dị nguyên có thể gây kích thích cơn ho khan trong môi trường và khiến cơn ho của bạn kéo dài hơn. Có thể kể tới các chất kích thích phổ biến từ môi trường như khói, bụi, phấn hoa, lông thú cưng,…

Bạn cần cân nhắc sử dụng một số biện pháp dưới đây là giúp môi trường xung quanh bạn giảm tính “kích thích” hơn:

– Máy lọc không khí

– Máy tạo ẩm, phun sương

– Loại bỏ khói từ thuốc lá, khói đun nấu,,…

2. Khi nào ho khan cần đến gặp bác sĩ?

Ho khan dai dẳng hiếm khi là dấu hiệu của việc cần các cấp cứu y tế. Nhưng điều quan trọng là bạn phải tới gặp bác sĩ ngay nếu:

– Ho khan kèm sốt

– Ho khan kèm tức ngực

– Ho khan có khó thở hoặc thở gấp.

– Nếu cơn ho khan kéo dài trên 2 tháng và có các biểu hiện này cũng cần tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

+ Ho có đờm và dịch nhầy

+ Ho cơ đờm màu hồng hoặc dính máu

+ Thở khò khè

+ Cơn ho khiến bạn không ngủ được vào ban đêm

+ Ho kèm đau tức ngực

+ Ho gây khàn giọng.

Nhìn chung thì một cơn ho khan có thể khiến cổ họng bạn đau rát và khó chịu nhưng thường không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đặc biệt. Thông thường ho khan là kết quả của virus gây cảm lạnh hoặc gây bệnh cúm hay các bệnh lý khác như hen suyễn, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), dị ứng,… Bạn có thể điều trị tại nhà bằng các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm ho, viên ngậm dịu họng kết hợp với các biện pháp giảm ho tự nhiên kể trên.

Bên cạnh đó, đừng quên tập thể dục thể thao thường xuyên để có được một cơ thể khỏe mạnh. Đơn giản nhất, bạn có thể chọn những bài tập trên máy chạy bộ, xe đạp tập giúp chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện.

>>> Xem thêm: Ghế massage toàn thân Toshiko – Đạt chất lượng quốc tế ISO 9001: 2015

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *