bệnh viêm bao dịch khớp

Viêm bao hoạt dịch là gì? Những điều cần biết về bệnh

Sức khỏe

Trong các bệnh lý xương khớp thường gặp trên thực tế, viêm bao hoạt dịch là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu bệnh lý viêm bao hoạt dịch là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm bao hoạt dịch ra sao,…

>>> Xem thêm: Trật khớp cùng đòn phải làm sao? Có cần phẫu thuật không?

1. Viêm bao hoạt dịch là gì?

Bao hoạt dịch là một bộ phận có cấu trúc như một chiếc túi, bao quanh các thành phần của khớp như đầu xương, gân, dây chằng,… Trong bao hoạt dịch có chứa một chất lỏng được gọi là dịch khớp, dịch khớp có vai trò như một chất nhờn để bôi trơn, giảm ma sát giúp các thành phần của khớp trượt lên nhau dễ dàng hơn.

Khi có một lý do nào đó khiến phản ứng viêm xảy ra tại bao hoạt dịch làm cho khớp của bạn và khu vực lân cận bị đau thì người ta gọi đây là bệnh viêm bao hoạt dịch. Bệnh viêm bao hoạt dịch thường gặp hơn ở các vị trí như khớp vai, khớp khuỷu, khớp hông, khớp gối.

Viêm bao hoạt dịch là gì? Những điều cần biết về bệnh viêm bao hoạt dịch - Ảnh 1.

Bệnh viêm bao hoạt dịch thường gặp hơn ở các vị trí như khớp vai, khớp khuỷu, khớp hông, khớp gối 

2. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch là gì?

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn bệnh bệnh lý viêm bao hoạt dịch, tuy nhiên những nguyên nhân viêm bao hoạt dịch thường gặp nhất trên thực tế bao gồm:

2.1. Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bao hoạt dịch được ghi nhận trên lâm sàng. Những chấn thương này có thể gây nên do các hoạt động lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, hoặc do các lực lớn tác động đột ngột.

– Hoạt động lặp lại: Một số hoạt động lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm bao hoạt dịch. Các hoạt động này thường không gây bệnh ngay lập tức, mà mỗi lần thực hiện chúng chỉ gây nên một tổn thương rất nhỏ trên cấu trúc bao, nhưng qua thời gian dài các tổn thương này tích tụ và gây viêm bao hoạt dịch.

Những hoạt động lặp đi lặp lại gây viêm bao hoạt dịch có thể kể đến như ném bóng chày, đánh cầu lông, quần vợt, tỳ đè khớp vào nền cứng lâu ngày,…

– Do lực lớn tác động trực tiếp: Những chấn thương với lực lớn tác động vào khớp cũng là nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch rất thường thấy. Viêm bao hoạt dịch trong trường hợp này thường xuất hiện nhanh sau khi bị chấn thương, các triệu chứng biểu hiện rầm rộ, bệnh nhân đau nhiều và sưng nhiều. Những chấn thường do lực lớn hay gặp như té ngã khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, bị đánh,…

Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bao hoạt dịch

2.2. Nhiễm khuẩn

Viêm bao hoạt dịch cũng có thể gây nên bởi tình trạng nhiễm khuẩn ở người bệnh. Viêm bao hoạt dịch ở những khớp nông, khớp lớn có ít cơ che phủ do nguyên nhân nhiễm khuẩn thường gặp hơn so với các khớp ở sâu và được che phủ bởi nhiều lớp cơ và cấu trúc khác nhau.

Staphylococous aureus và Staphylococus epidermis là những vi khuẩn thường gặp hàng đầu trong các trường hợp viêm bao hoạt dịch do nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm bao hoạt dịch do nhiễm khuẩn có thể xảy ra dễ dàng hơn nếu có các yếu tố thuận lợi như mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, nghiện rượu, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng Corticoid kéo dài,…

2.3. Biến chứng của một số bệnh khớp khác

Một số bệnh khớp chẳng hạn như gout có thể gây biến chứng viêm bao hoạt dịch. Điều này bởi ở các khớp của bệnh nhân gout sẽ có các hạt rất nhỏ gọi là tinh thể urat tồn tại. Các tinh thể này có thể lắng đọng ở bao hoạt dịch, làm tổn thương bao hoạt dịch và gây viêm. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều bệnh khớp khác có thể gây biến chứng thành viêm bao hoạt dịch.

Những ai dễ bị viêm bao hoạt dịch?

Nhìn chung, viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nhưng trên thực tế bệnh hay xảy ra ở những người có các điều kiện tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân gây bệnh nhiều hơn. Các đối tượng nguy cơ cao mắc viêm bao hoạt dịch có thể kể đến như:

– Người có các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh thận mạn, phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,…

– Người mắc bệnh khớp như gout, viêm khớp dạng thấp.

– Người dễ bị chấn thương như vận động viên, lái xe, công nhân xây dựng,…

– Người có các nhiễm trùng da, nhất là tại các vùng da che phủ khớp hoặc cạnh khớp.

3. Phân loại viêm bao hoạt dịch

Trên lâm sàng, viêm bao hoạt dịch thường được phân loại theo vị trí mà nó xuất hiện, bởi mỗi vị trí bị viêm bao hoạt dịch khác nhau có thể hình thành bệnh do các nguyên nhân khác nhau, triệu chứng khác nhau, tiên lượng khác nhau và định hướng điều trị cũng khác nhau.

– Viêm bao hoạt dịch gân Achilles: Viêm bao hoạt dịch gân Achill có thể xảy ra chủ yếu do lực đè ép từ phía sau vào bao hoạt dịch của gân Achilles gây viêm. Bệnh hay xảy ra ở phụ nữ trẻ đi giày cao gót, những người đi giày với kích thước không phù hợp, hoặc bị va chạm mạnh,…

– Viêm bao hoạt dịch khớp khuỷu: Tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp khuỷu thường gây nên bởi chấn thương với lực lớn tác động đột ngột hoặc do người bệnh thường xuyên tỳ đè khuỷu tay lên mặt phẳng cứng.

– Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Viêm bao hoạt dịch khớp gối xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn khởi động không kỹ trước khi tập thể dục, thừa cân, viêm khớp gối, thường xuyên tỳ đè khớp gối lên mặt phẳng cứng,…

– Viêm bao hoạt dịch khớp háng: Viêm bao hoạt dịch khớp háng thường là hậu quả của việc thường xuyên lặp lại các động tác nhất định, chấn thương, viêm khớp,… Bệnh hay xảy ra hơn ở phụ nữ và người cao tuổi hơn là ở nam giới và người trẻ tuổi.

4. Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch là gì?

Những triệu chứng chung thường xuất hiện trên hầu hết các bệnh nhân bị viêm bao hoạt dịch bao gồm:

– Bệnh nhân cảm thấy đau ở khớp hoặc cả vùng quanh khớp có tình trạng viêm bao hoạt dịch xảy ra, cảm giác đau tăng lên khi bệnh nhân vận động hoặc gia tăng áp lực lên khớp (đứng dậy, mang vác,…).

– Giảm cảm giác xúc giác ở vị trí khớp bị viêm bao hoạt dịch.

– Người bệnh có thể có cảm giác khớp như bị sưng lên và lớn hơn bình thường, màu da tại khớp bệnh thường có màu đỏ và nóng hơn vùng da khác.

Bệnh nhân cảm thấy đau ở khớp hoặc cả vùng quanh khớp (Ảnh: Internet)

– Hạn chế vận động thường do đau và sự thay đổi bất thường của bao hoạt dịch.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bao hoạt dịch là gì mà bệnh nhân còn có thể biểu hiện bằng một số các triệu chứng khác chẳng hạn như:

– Các dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt, chảy dịch bất thường từ vết thương ở gần khớp,…

– Biểu hiện của các bệnh lý có sẵn: hạt tophy trong bệnh khớp, hạt dạng thấp, biến dạng khớp,….

>>> Xem thêm: Xẹp đĩa đệm là bệnh gì? Nguyên nhân – cách điều trị

5. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm bao hoạt dịch

Để hỗ trợ tốt hơn cho chẩn đoán, ngoài việc thăm khám kỹ lưỡng các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, ghi nhận kỹ bệnh sử từ khi khởi phát,… thì các bác sĩ còn cần thực hiện một số các xét nghiệm cận lâm sàng khác, chẳng hạn như:

– Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng dịch khớp thu được từ việc chọc hút dịch tại ổ khớp của bệnh nhân để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có thể phản ánh có nhiễm trùng hay không, có các bệnh lý khớp như gout, viêm khớp dạng thấp hay không.

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được dùng để đánh giá tình trạng viêm của bệnh nhân có kèm theo nhiễm trùng hay không và một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, gout,… Tuy nhiên, xét nghiệm máu chỉ giúp phát hiện nhiễm trùng chứ không thể xác định tiêu điểm nhiễm trùng.

– X-Quang: X- Quang có thể được sử dụng để xác nhận chính xác không có tình trạng gãy xương xảy ra.

– CT-Scan và MRI: CT-Scan và MRI có thể cho các hình ảnh chi tiết hơn về sự tổn thương các bộ phận tại khớp đau của bệnh nhân.

Viêm bao hoạt dịch là gì? Những điều cần biết về bệnh viêm bao hoạt dịch - Ảnh 5.

Hình ảnh viêm bao hoạt dịch trên phim chụp MRI

6. Điều trị viêm bao hoạt dịch như thế nào?

Khi bệnh nhân bị viêm màng hoạt dịch, việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt là điều vô cùng cần thiết. Các nội dung cơ bản trong điều trị viêm bao hoạt dịch gồm có:

– Nghỉ ngơi: Người bệnh viêm bao hoạt dịch nên được nghỉ ngơi, hoặc ít nhất nên cho khớp bị viêm bao hoạt dịch nghỉ ngơi, hạn chế vận động, hạn chế áp lực,…để tránh viêm bao hoạt dịch trở nên nặng nề hơn. Nếu cần thiết, người bệnh có thể được cho sử dụng các loại nẹp hỗ trợ để giúp việc bất động khớp dễ dàng hơn.

– Chườm lạnh: Chườm lạnh là một phương pháp điều trị hỗ trợ không sử dụng thuốc được khuyến cáo cho bệnh nhân viêm bao hoạt dịch. Nhiệt độ thấp khi chườm lạnh có tác dụng ức chế phản ứng viêm, giảm đau,… từ đó là giảm các triệu chứng biểu hiện của bệnh.

Bệnh viêm bao hoạt dịch nên được điều trị càng sớm càng tốt

– Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau cũng thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm bao hoạt dịch để làm giảm bớt tình trạng đau đớn. Các loại thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid là những thuốc thường được dùng trên lâm sàng đem lại hiệu quả giảm đau và kháng viêm rất tốt do thấm tốt vào bao hoạt dịch.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và nếu như kết quả điều trị khi sử dụng các phương pháp trên không được như ý thì người ta có thể cho bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc khác như:

– Steroid: Nếu bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid, thì thuốc Steroid có thể được sử dụng để điều trị cho người bệnh. Ưu điểm khi sử dụng loại thuốc này là tác dụng giảm đau nhanh và kháng viêm cực tốt. Nhưng do gây nhiều tác dụng phụ khác nhau, do đó thuốc hầu như chỉ được sử dụng để tiêm tại chỗ mà không dùng bằng các đường toàn thân.

– Kháng sinh: Khi tình trạng viêm bao hoạt dịch của bệnh nhân gây nên bởi nguyên nhân nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân. Thông thường, kháng sinh điều trị sẽ được lựa chọn theo kinh nghiệm của bác sĩ và yếu tố dịch tễ tại khu vực bệnh nhân sinh sống, nhưng nếu điều trị theo kinh nghiệm thất bại thì cần phải làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh đặc hiệu.

7. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm bao hoạt dịch

Chế độ dinh dưỡng có một vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm bao hoạt dịch, hỗ trợ cho các phương pháp điều trị chính được bác sĩ chỉ định. Một số loại thực phẩm nên sử dụng khi bệnh nhân bị viêm bao hoạt dịch như:

– Nước ép trái cây: Các loại nước ép như nước cam, nước dứa,… có hàm lượng cao các loại vitamin và có khả năng kháng viêm rất tốt.

– Rau cải xanh, chuối: Rau cải xanh và chuối có chứa một lượng lớn vitamin nhóm B và một số hoạt chất như riboflavin, niacin, thiamine,… Vì vậy chúng có khả năng hỗ trợ điều trị viêm bao hoạt dịch hiệu quả và chống lại sự nhiễm trùng xảy ra.

– Quả bơ: Bơ là loại hoa quả có chứa nhiều vitamin E, loại vitamin có tác dụng chống oxi hóa cực tốt. Do đó, sử dụng quả bơ khi bị viêm bao hoạt dịch sẽ giúp ngăn ngừa sự tổn thương các tế bào do tình trạng viêm.

Người bị viêm bao hoạt dịch nên ăn gì?

– Omega 3: Omega 3 là được cho là một loại chất béo có tính chất lành mạnh, có khả năng kháng viêm tốt. Vì vậy nó tốt cho bệnh nhân viêm bao hoạt dịch. Omega 3 thường được tìm thấy trong các loại cá sống tại vùng biển sâu như cá ngừ, cá hồi, hạt oliu,…

8. Phòng tránh viêm bao hoạt dịch

– Kiểm soát cân nặng ở mức thích hợp để hạn chế gia tăng áp lực lên ổ khớp.

– Khởi động kỹ trước khi luyện tập thể dục với động tác nhẹ nhàng để bao hoạt dịch và các thành phần của khớp có thể làm quen với trạng thái vận động, tránh luyện tập hoặc thực hiện động tác có cường độ quá mạnh khi chưa khởi động.

– Thường xuyên luyện tập thể dục: Thường xuyên luyện tập thể dục là biện pháp để nâng cao sức khỏe của hệ xương khớp, nâng cao sức chịu đựng của các thành phần hệ xương khớp, trong đó có bao hoạt dịch. Từ đó giúp ngăn ngừa viêm bao hoạt dịch xảy ra, nhất là viêm bao hoạt dịch do chấn thương.

– Bảo vệ khớp: Đối với các khớp nông, thường xuyên tỳ đè thì ta có thể bảo vệ khớp bằng cách kê thêm các vật mềm dưới khớp để tránh tì đè khớp lên mặt cứng.

Tập thể dục đúng cách để phòng tránh viêm bao hoạt dịch 

9. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm bao hoạt dịch

9.1. Bệnh viêm bao hoạt dịch có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Thông thường tình trạng viêm bao hoạt dịch thường được điều trị trong một thời gian ngắn và tình trạng của bệnh nhân trở về bình thường mà không có các di chứng do bệnh để lại.

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời hoặc bệnh gây nên bởi các nguyên nhân mãn tính không thể chữa khỏi (gout, viêm khớp dạng thấp,…) thì tình trạng viêm kéo dài liên tục có thể khiến bệnh chuyển thành dạng mãn tính.

9.2.Viêm bao hoạt dịch có nguy hiểm không?

Bệnh viêm bao hoạt dịch ngoài gây nên các biểu hiện đặc trưng của bệnh khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động thì còn có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong các trường hợp nặng, bệnh gây nên nhiều biến chứng xương khớp, thậm chí gây mất vận động của khớp dẫn đến tàn tật.

9.3.Viêm bao hoạt dịch dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nào?

Do những triệu chứng tương tự như nhau không quá điển hình, do đó viêm bao hoạt dịch có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý tại khớp khác như viêm mô tế bào, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm gân,…

Bệnh viêm bao hoạt dịch có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu phần chân, khớp chân. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng với máy chạy bộ giúp giảm cơn đau tức thì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *