Xẹp đốt sống L1 là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe

Xẹp cột sống L1 là hiện tượng phần thân đốt sống mang ký hiệu L1 mất vững chắc, bị xẹp xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không sớm can thiệp bằng những phương pháp điều trị thích hợp, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển. Hơn thế, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Tập lưng tại nhà có lợi ích gì? Gợi ý cách tập lưng hiệu quả

Xẹp đốt sống L1 là bệnh gì?

Xẹp đốt sống L1 hay còn gọi là xẹp đốt sống vùng thắt lưng. Đây là một hiện tượng biểu hiện cho phần thân đốt sống mang ký hiệu L1 mất vững chắc, bị xẹp xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể liên quan đến tình trạng chấn thương, một số bệnh lý cột sống, hiện tượng lão hóa.

xẹp đốt sống L1

Bệnh xẹp đốt sống vùng thắt lưng nếu không sớm có biện pháp can thiệp phù hợp, bệnh sẽ phát triển. Đồng thời có nguy cơ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: Liệt nửa người, gù vẹo cột sống, liệt toàn thân. Những biến chứng này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh bằng việc làm mất khả năng đi lại và vận động.

Dấu hiệu nhận biết khi bị xẹp đốt sống L1

Khi bị đốt sống L1 bị lún xẹp, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể và vùng thắt lưng của mình xuất hiện những dấu hiệu sau:

Đau vùng lưng

Đau nhức vùng thắt lưng là triệu chứng điển hình của bệnh xẹp đốt sống L1. Đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất khi người bệnh tiến hành kiểm tra lâm sàng. Những cơn đau tại vùng thắt lưng thường xuất hiện một cách dữ dội và đột ngột khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và chật vật.

Khi vận động cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, xuất hiện dai dẳng và đau dữ dội hơn. Cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột và dữ dội nhất khi người bệnh thực hiện động tác bê vác đồ nặng, làm những cử động cúi người. Tuy nhiên khi nằm nghỉ ngơi, người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau đớn hơn, cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm rõ.

Cử động khó khăn

Việc đốt sống L1 của bạn bị lún xẹp sẽ khiến cho việc di chuyển, cử động bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này xuất hiện là do người bệnh bị chi phối bởi những cơn đau. Khi cơn đau xuất hiện sẽ khiến cho sự phối hợp giữa cột sống và các chi mất đi sự đồng nhất và linh hoạt.

Cột sống bị biến dạng

Những bệnh nhân có đốt sống L1 bị lún xẹp thường phải đối mặt với tình trạng biến dạng cột sống, người bệnh hoàn toàn không thể giữ được đường cong tự nhiên của cột sống. Trong một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có nguy cơ bị bại liệt cơ thể, mất khả năng vận động.

Nguyên nhân gây xẹp đốt sống L1

Đốt sống L1 là ký hiệu thể hiện cho phần thân đốt sống đầu tiên được xác định ngay tại vùng thắt lưng (từ L1 đến L7). Theo tài liệu Y khoa, đây đều là những đốt sống vô cùng quan trọng. Những đốt sống này phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể khi con người di chuyển, hoạt động hoặc khi vận động. Chính vì thế nguy cơ đốt sống L1 bị lún xẹp, đốt sống bị tổn thương hoặc bị thoái thường cao hơn rất nhiều so với những vùng xương khớp, cột sống khác.

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh xẹp đốt sống L1 chủ yếu liên quan đến hiện tượng loãng xương do quá trình lão hóa diễn ra theo quy luật tự nhiên hoặc do người bệnh không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Cụ thể những nguyên nhân khiến bệnh hình thành và phát triển gồm:

Loãng xương

xẹp đốt sống L1

Khi người bệnh phải đối mặt với tình trạng loãng xương do thiếu canxi hoặc do quy luật tự nhiên, cấu trúc của đốt sống L1 sẽ thiếu vững chắc, xương giòn xốp hơn, mật độ xương suy giảm (thiếu canxi), thoái hóa cột sống, người bệnh có nguy cơ gãy xương cao nếu thường xuyên mang vác vật nặng hoặc vận động mạnh… Trong tình trạng bệnh hình thành và phát triển lâu ngày, đốt sống của bệnh nhân có thể bị xẹp.

Chấn thương đốt sống L1

Vì có vị trí ngay tại vùng thắt lưng nên đốt sống L1 thường xuyên bị tác động và gặp nhiều tổn thương trong quá trình vận động, lao động, đi lại, chơi thể thao… Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc cột sống thắt lưng. Đôi khi đốt sống L1 sẽ xuất hiện tình trạng xẹp lún, nứt vỡ. Đồng thời phát sinh ra nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm khác.

Ung thư di căn

Cột sống thắt lưng được xếp vào danh sách những khu vực thường xuyên bị tác động bởi nhiều loại ung thư di căn. Khi bị tế bào ung thư tác động, xương suy yếu, cấu trúc cột sống sẽ bị phá hỏng. Từ đó dễ xảy ra tình trạng xẹp lún.

Tình trạng xẹp đốt sống L1 xảy ra phổ biến ở những người thường xuyên lao động nặng nhọc, người lớn tuổi, người lười vận động, những người thường xuyên chơi thể thao quá sức trong một thời gian dài. Nếu bạn nhận thấy cơ thể và vùng thắt lưng của mình thường xuyên đau nhức hoặc xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, người bệnh nên trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị xẹp đốt sống L1

Đối với hiện tượng xẹp đốt sống L1, trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn thăm khám lâm sàng để xác định bệnh lý. Cụ thể như: Dùng tay sờ nắn, hỏi thăm triệu chứng, hỏi thăm về tiền sử bệnh lý, sử dụng búa gõ để tác động lên vùng lưng bị đau…

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang và áp dụng thêm một vài xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác để xác định mức độ tổn thương, xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị và phương pháp chữa bệnh phù hợp. Tuy nhiên với từng mức độ phát triển bệnh lý, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ giúp bạn đề ra một liệu trình điều trị riêng. Đồng thời áp dụng những biện pháp khác nhau.

Xẹp đốt sống L1 ở giai đoạn nhẹ

Đa phần những bệnh nhân có đốt sống L1 bị xẹp ở giai đoạn nhẹ, bệnh chỉ vừa khởi phát nên vẫn chưa hình thành biến chứng gì nghiêm trọng. Bên cạnh đó quá trình điều trị cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn, khả năng phục hồi rất cao do đốt sống ở thời điểm này chỉ tổn thương nhẹ.

Để điều trị tình trạng xẹp lún đốt sống L1 giai đoạn nhẹ, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành nắn chỉnh cột sống của bệnh nhân bằng tay. Đồng thời hỗ trợ giảm đau và tăng khả năng phục hồi bằng cách áp dụng thêm những bài tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống khoa học và chế độ nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe bằng ghế massage phù hợp.

Xẹp đốt sống L1 ở giai đoạn vừa

Đối với những bệnh nhân có đốt sống L1 đang bị xẹp lún ở giai đoạn vừa sẽ có mức độ tổn thương chưa quá nghiêm trọng, thân đốt sống L1 vẫn chưa bị vỡ hoặc bị gãy thành những mãnh nhỏ. Mặc dù ở giai đoạn này bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nhưng vẫn có khả năng khắc phục bệnh lý hiệu quả bằng một số biện pháp vật lý trị liệu.

  • Dùng tay thực hiện kéo giãn, nắn chỉnh cột sống vùng thắt lưng
  • Áp dụng vật lý trị liệu (chiếu đèn hồng ngoại IR, chiếu tia Laser, chườm nóng, sử dụng sóng siêu âm…) theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những phương pháp này sẽ giúp người bệnh cải thiện cơn đau, đẩy nhanh tiến độ phục hồi cũng như tăng tỉ lệ điều trị thành công. Đồng thời giúp bệnh nhân hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
  • Thực hiện những bài tập vận động trị liệu giúp phục hồi chức năng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Xẹp đốt sống L1 ở giai đoạn nặng

Xẹp đốt sống L1 ở giai đoạn nặng là tình trạng phần thân đốt sống L1 xẹp lún quá nghiêm trọng hoặc đã bị vỡ, bị gãy thành nhiều mãnh, cấu trúc bị biến đổi nặng. Lúc này việc sử dụng thuốc, áp dụng biện pháp vật lý trị liệu hoặc những phương pháp điều trị nội khoa khác chỉ mang tác dụng giảm đau một phần và hỗ trợ người bệnh trong việc phục hồi.

xẹp đốt sống L1

Để điều trị, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn chữa bệnh và phục hồi đốt sống bằng một số phương pháp xâm lấn. Bao gồm: Tạo hình đốt sống lưng, phẫu thuật đĩa đệm… Sau khi điều trị bằng phương pháp xâm lấn, người bệnh cần áp dụng thêm một số biện pháp giúp phục hồi bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn ghế massage nào tốt?

Xẹp đốt sống L1 là một bệnh lý nguy hiểm. Bởi bệnh có thể tác động làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động hay cử động. Từ đó tạo ra nhiều khó khăn trong đời sống. Hơn thế bệnh còn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bại liệt, vẹo cột sống. Chính vì thế khi nhận thấy vùng lưng bị đau nhức hoặc có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *