Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Sức khỏe

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không là băn khoăn của rất nhiều người người đang mắc bệnh này cần tìm lời giải đáp chính xác. Theo các nghiên cứu, bệnh có yếu tố di truyền mạnh mẽ, đặc biệt từ mẹ sang con, do đó những người bệnh cần có các biện pháp phòng tránh từ sớm để ngăn chặn nguy cơ phát bệnh ở trẻ nhỏ.

>>> Xem thêm: Kích thước và cấu tạo của ghế massage toàn thân

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp xảy ra do rối loạn tự miễn khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh và làm kích ứng các phản ứng sưng viêm tại khớp. Bệnh có xu hướng kéo dài mãn tính ở người lớn  thường liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, giới tính, sức đề kháng kém hoặc cũng có thể do yếu tố di truyền.

bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không

Theo các nghiên cứu, thực tế viêm khớp nhìn chung thường có liên quan đến các tính chất, thói quen, cơ địa giữa những người cùng chung huyết thống chứ không hẳn là yếu tố di truyền. Mặt khác, viêm khớp dạng thấp – một dạng phổ biến của viêm khớp lại có mối liên quan mạnh mẽ đến yếu tố này, đặc biệt từ mẹ sang con.

Theo số liệu nghiên cứu từ hội Human genetics (hội di truyền học) tại San Diego Mỹ năm 2014 công bố, có đến hơn 50% bà bầu bị viêm khớp dạng thấp có di truyền sang con, khiến bé mắc bệnh từ sớm kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác xảy ra làm suy giảm sức khỏe bé.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã thực hiện kiểm tra trên 2 nhóm đối tượng, trong đó có một nhóm có cha hoặc mẹ bị viêm khớp dạng thấp. Kết quả cuối cùng cho thấy có đến hơn 50% trẻ trong nhóm này mắc bệnh, cao hơn nhiều lần so với số trẻ không mang gen bệnh từ bố mẹ. Như vậy với băn khoăn ” Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không” thì câu trả lời hoàn toàn là có.

Có đến 70% nguy viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong đó một số loại gen có liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền gây bệnh bao gồm

  • HLA: gen này có nhiệm vụ phân biệt protein cơ thể và protein cơ thể sinh bệnh, đồng thời cảm ứng và điều chỉnh lại các phản ứng tại hệ miễn dịch. Nếu bé bị di truyền gen này từ cha mẹ thì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần bình thường.
  • STAT4: Gen này có nhiệm vụ quan trọng trong các tế bào chết tự nhiên và tế bào Th1. CDKN1A. Nó giúp điều hòa, kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể.
  • TRAF và C5: đây là một trong những yếu tố chính kích ứng các yếu tố sưng viêm mãn tính.
  • PTPN22: những người có gen này thường dễ khởi phát bệnh sớm, có xu hướng tiến triển nhanh và phát triển vô cùng trầm trọng.

Cụ thể hơn, kháng thể HLA được di truyền từ mẹ sang con chính là gen gây nên viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ. Vai trò của yếu tố di truyền trong viêm khớp dạng thấp được thể hiện rõ thông qua việc các cặp sinh đôi cùng trứng thường sẽ có có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với các cặp sinh đôi khác trứng qua các gen HLA-DR4, HLA-DR1.

Tuy nhiên không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng liên quan đến yếu tố di truyền và các mã gen này. Đây chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh còn thực tế chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác.

Một vài lời khuyên để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp di truyền

Viêm khớp dạng thấp nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ. Không chỉ làm hạn chế khả năng vận động, bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gây viêm mắt. Một số dạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ đôi khi còn có thể dẫn đến mất thị lực. Do đó phụ huynh cần có biện pháp để phòng tránh bệnh từ sớm.

Có nên mang thai khi bị viêm khớp dạng thấp?

Như đã nói, do viêm khớp dạng thấp có yếu tố di truyền do đó nếu đang trong thời gian điều trị người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ về việc có nên mang thai hay không, nguy cơ mắc bệnh thế nào. Do các loại thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp thường đi kèm rất nhiều tác dụng phụ, sẽ không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi.

bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không

Đặc biệt viêm khớp dạng thấp có thể có xu hướng trầm trọng hơn trong quá trình mang thai vì có liên quan đến các yếu tố như hormon, tăng cân quá mức hay do quá trình sinh nở. Vì vậy tốt nhất bạn không nên mang thai trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp mà nên điều trị bệnh hoàn toàn.

Bên cạnh đó, bạn nên dành một thời gian sau khi điều trị hoàn thành bệnh mới tiến hành mang thai để cơ thể thực sự hồi phục sau khi dùng thuốc. Tham khảo và hỏi kỹ ý kiến bác sĩ về các vấn đề này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Nếu điều trị đã hết bệnh và muốn mang thai, bạn có thể thực hiện một số kiểm tra chẩn đoán trước khi chính thức mang thai. Ngoài ra, nếu trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh bạn cũng nên đưa bé đi kiểm tra để tầm soát nguy cơ gây bệnh và có biện pháp phòng tránh từ sớm.

Một số chẩn đoán sẽ phát hiện sớm những nguy cơ sau đây

  • Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra tình trạng thiếu máu và xét nghiệm định type HLA
  • Yếu tố thấp (Rheumatoid Factor- RF):  kháng thể này có thể tìm thấy trong khoảng 80% bệnh nhân, tuy nhiên chỉ có khoảng  30% vào giai đoạn khởi phát bệnh.
  • Kháng thể peptide cyclic citrullinated (antiCCP): đây cũng là một protein có vai trò trong cơ chế phát bệnh, trong đó thường tìm thấy trong 60-70% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm kiểm tra tốc độ lắng máu VS hoặc yếu tố C- reactive protein CRP: kiểm tra các yếu tố gây viêm, trong đó các yếu tố này càng tăng thì cho thấy bệnh càng tiến triển và có nguy cơ nguy hiểm
  • X-quang khớp: hầu hết với tình trạng bệnh mới khỏi phát sẽ không thể thấy rõ sự bất thường. Tuy nhiên nếu kiểm tra kéo dài thường xuyên thì X quang sẽ rất có ích để theo dõi và kiểm soát các nguy cơ gây bệnh hiệu quả.

Tốt nhất bạn nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ phù hợp, có thể hạn chế tối đa nguy cơ gây bệnh và di truyền sang cho cơn.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Với cả những bệnh nhân sau điều  trị và những người cần phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, bổ sung dinh dưỡng đều đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống xương khớp và hệ thống miễn dịch là hai yếu tố chính liên quan tới bệnh, do đó mỗi người có có một chế độ ăn uống thật khoa học để tăng cường sức khỏe cho các cơ quan này.

Theo đó, người bệnh nên chú ý các vấn đề sau đây

  • Bổ sung các canxi, vitamin D, Omega cùng một số khoáng chất cần thiết cho xương khớp thông qua nguồn thực phẩm hằng ngày như nhóm rau xanh, các loại thịt cá, đậu, và sữa. Với những người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ nên bổ sung thêm sữa hay các loại viên uống canxi để xương khớp chắc khỏe, sớm phục hồi các tổn thương nhất.
  • Hạn chế các thực phẩm có thể làm cản trở khả năng hấp thụ canxi, làm tăng cân quá mức hay làm phá hủy xương khớp như đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nội tạng hay các món ăn muối chua
  • Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích khác chính là nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm sức đề kháng, béo phì, phá hủy sụn khớp và tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh khác trong đó có cả tối loạn hệ miễn dịch.
  • Bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch thông qua một số thực phẩm có màu cam hay các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ
  • Uống đủ từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày.

Với trẻ nhỏ và các đối tượng đặc biệt có thể tham khảo thêm các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ hợp lý.

Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt cũng liên quan rất nhiều đến việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh liên quan đến yếu tố di truyền hoặc giảm các biến chứng và triệu chứng bệnh có thể xảy ra. Mỗi người nên duy trì những thói quen tốt, đặc biệt với phụ nữ trong giai đoạn mang thai để bé luôn được khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Một số vấn đề bạn cần chú ý trong chế độ sinh hoạt hằng ngày như

  • Ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, tránh thức quá khuya
  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp hằng ngày như đi bộ, bơi lội hay yoga để xương khớp luôn được khoẻ mạnh dẻo dai.
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể làm phá huỷ xương khớp
  • Tập luyện cách đi đứng, mang vác đúng cách
  • Nên mặc đồ rộng rãi thoải mái, tránh mang những đồ quá bó sát thường xuyên
  • Đi giày dép vừa với kích cỡ chân
  • Không nên gắng sức quá mức trong làm việc và lao động hằng ngày
  • Với phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót thường xuyên hay đứng quá lâu trên giày cao gót
  • không nên tập luyện quá sức với cường độ cao
  • Thường xuyên đi khám định kỳ để kiểm soát bệnh
  • Với những người có tiền sử viêm khớp dạng thấp hay một số bệnh lý về xương khớp khác cũng nên đưa con đi làm các xét nghiệm kiểm tra để phát hiện bệnh từ sớm nếu có.

>>> Xem thêm: Chân gà bao nhiêu calo? Ăn chân gà có béo không?

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không”. Thay đổi lối sống, tập luyện khoa học hơn kết hợp với việc kiểm tra sức khoẻ thường xuyên sẽ là cách để phòng tránh sớm nguy cơ gây bệnh và hạn chế nguy cơ di truyền tối đa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *