Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, điều trị và biến chứng

Sức khỏe

Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy dấu hiệu của bệnh là gì? Nguyên nhân do đâu? Biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Healthy là gì? Gợi ý chế độ ăn healthy cho người mới bắt đầu

1. Rối loạn lipid máu là gì?

Lipid máu hay mỡ máu bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là 4 chỉ số: cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol (dân gian gọi là mỡ máu xấu), HDL-Cholesterol (mỡ máu tốt).

Rối loạn lipid máu được hiểu là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu hoặc tình trạng tăng, giảm bất thường các chỉ số mỡ máu. Cụ thể, tăng cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol hoặc giảm HDL-Cholesterol so với giới hạn cho phép.

rối loạn mỡ máu

Để biết các chỉ số cholesterol trong máu có đang ở mức báo động hay không, người bệnh phải tiến hành khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu.

Rối loạn lipid máu nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, huyết áp, tai biến mạch máu não…

2. Triệu chứng 

Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Tuy nhiên, khi lipid trong máu tăng quá cao, người bệnh sẽ cảm nhận một số triệu chứng ở bên ngoài cơ thể, điển hình:

– Cung giác mạc có màu trắng nhạt, hình tròn, xuất hiện dưới lòng đen của mắt.

– Mí mắt trên và dưới có ban vàng, chúng có thể xuất hiện rải rác ở vị trí xung quanh.

– Gân dũi của ngón chân, bàn khớp tay, ngón tay có u vàng gân.

– Lòng bàn tay bị da ban vàng.

– Hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, khó thở như có ai đè ngực. Một số người còn có biểu hiện tê bì tay chân.

– Đau bắp chân khi đi bộ.

– Ăn uống khó tiêu, bụng đầy chướng, ậm ạch khó chịu.

3. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu 

Rối loạn lipid máu thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gầy đây, do lối sống hiện đại, thiếu khoa học nên bệnh có xu hướng trẻ hóa. Cụ thể, rối loạn mỡ máu do những nguyên nhân sau:

3.1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn uống bất hợp lý, dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất béo là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh, cụ thể:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa, thịt dê…
  • Thực phẩm chứa chất béo cao như: dầu dừa, ca cao, đồ ăn đóng hộp sẵn, xúc xích…

3.2. Thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là do hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao tích tụ ở da và cơ quan nội tạng ảnh hưởng tới sức khỏe.

3.3. Lười vận động

Đây là nguyên nhân khiến bệnh mỡ máu ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi. Lười vận động khiến lipoprotein  xấu trong máu tăng, giảm cholesterol tốt.

3.4. Căng thẳng, stress thường xuyên

Khi căng thẳng, stress nhiều người tìm đến đồ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt. Cộng thêm với việc sử dụng rượu bia và chất kích thích khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao.

3.5. Yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người có anh chị, bố mẹ bị mỡ máu cao thì bản thân họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, người bị rối loạn tuyến giáp, tiểu đường… có khả năng bị mỡ máu cao hơn người bình thường.

4. Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Rối loạn mỡ máu sẽ khiến cho tình trạng cholesterol xấu tăng, trong khi giảm cholesterol tốt. Lâu dần, mỡ máu sẽ bám vào thành mạch, cản trở lưu thông máu dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay…

Bệnh nếu không phát hiện và có hướng điều trị kịp thời sẽ xây ra biến chứng: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Ngoài ra, mỡ máu còn là nguyên nhân dẫn tới biến chứng bệnh tiểu đường, gout…

5. Cách chẩn đoán bệnh 

Ngoài triệu chứng thể hiện ra bên ngoài. Cách chẩn đoán bệnh chính xác là dựa vào kết quả xét nghiệm sinh hóa. Định lượng các thành phần mỡ máu bao gồm: cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL – cholesterol, HDL – cholesterol. Từ đó, bác sĩ sẽ phân loại tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.

6. Điều trị rối loạn lipid máu 

rối loạn mỡ máu

Để điều trị hiệu quả bệnh mỡ máu cao, người bệnh phải thực hiện nguyên tắc dùng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày.

6.1. Điều trị chế độ ăn uống

Trường hợp rối loạn lipid máu ở trẻ em hoặc người lớn ở mức độ nhẹ và vừa thì chưa vội dùng thuốc ngay, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày.

  • Hạn chế sử dụng mỡ động vật vì chứa nhiều chất béo no, có thể làm tăng LDL- cholesterol (cholesterol xấu). Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng dầu thực vật, cá nhằm bổ sung omega3 tốt cho sức khỏe.
  • Tránh ăn nội tạng động vật, đồ ăn ngọt do chứa nhiều cholesterol.
  • Không nên lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Tăng khẩu phần rau, hoa quả tươi, sữa đậu nành trong bữa ăn hàng ngày.

Với những người thừa cân, béo phì cũng cần thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Điều này có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm cholesterol và triglyceride trong máu.

6.2. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Người bị mỡ máu nên dành thời gian luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút/ngày, 5 lần/tuần. Có thể đi bộ, chạy bộ hoặc chơi một môn thể thao yêu thích.

Với người cao tuổi, trẻ em nên áp dụng bài tập nhẹ nhàng hơn để đảm bảo sức khỏe.

6.3. Sử dụng thuốc tây

Khi chế độ ăn uống, luyện tập không đủ khả năng để điều chỉnh chỉ số cholesterol xấu, triglyceride về ngưỡng an toàn. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sử dụng thuốc tây, tuy nhiên vẫn kết hợp 2 phương pháp cải thiện trên.

Hiện nay, 2 nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lipid máu là nhóm statin và fibrat.

Nhóm thuốc statin: Theo Healthline  phân tích cơ chế tác dụng của statin. Chúng có tác dụng ngăn chặn enzyme sản xuất cholesterol, từ đó giảm tổng hợp cholesterol trong máu.

Chính vì vậy, thuốc này có tác dụng giảm cholesterol, triglycerie và tăng nhẹ HDL-cholesterol. Đồng thời, dự phòng các biến cố tim mạch có thể xảy ra.

Một số biệt dược của nhóm statin như: Lescol, Elisor, Zocor, Lipitor…

Liều dùng: Tùy thuộc vào loại statin mà người bệnh sử dụng, tuy nhiên bác sĩ sẽ chỉ định liều thấp nhất. Uống thuốc trước khi đi ngủ, vì ban đêm là thời điểm tốt nhất để cholesterol nội sinh trong gan diễn ra mạnh.

Nhóm thuốc fibrat: được sử dụng nhằm mục đích giảm triglyceride, tăng HDL-cholesterol (cholesterol tốt), đồng thời ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.

Nhóm acid Nicotinic: Cơ chế tác dụng là giảm triglyceride do ức chế phân hủy từ mô mỡ, giảm triglyceride tổng hợp tại gan. Đồng thời, giảm LDL-cholesterol, tăng HDL-cholesterol.

Nhóm Resin: Tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, tăng bài tiết mật, giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp LDL-cholesterol và đào thảo LDL-cholesterol.

Lưu ý: Các loại thuốc kể trên có tác dụng cải thiện nhanh tình trạng rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, chỉ tác động vào giảm triệu chứng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ như: tổn thương gan, tăng men gan, viêm cơ, nhược cơ, yếu cơ…

6.4. Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu từ thảo dược

Theo Đông y, để điều trị mỡ máu phải thực hiện 2 nhiệm vụ. Thứ nhất, điều hòa chức năng tạng phủ, tức là trị bệnh tận gốc, bổ tỳ, bổ can, bổ thận. Đặc biệt tạng can (gan) – nơi thực hiện chức năng chuyển hóa mỡ.

Thứ hai, thông mạch hóa đờm, giúp thanh trừ mỡ máu, khai thông mạch máu bị tắc nghẽn. Từ đó giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y: đun nước Lá sen, Giảo cổ lam, Nấm linh chi, Hà thủ ô, Sơn tra… để cải thiện bệnh mỡ máu.

7. Phòng tránh bệnh 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, quan điểm này rất đúng với bệnh mỡ máu cao. Chính vì vậy, ngay từ hôm nay, mỗi người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:

  • Kiểm soát cân nặng cơ thể ở mức độ vừa đủ, có thể sử dụng các loại máy chạy bộ, xe đạp tập để luyện tập hàng ngày.
  • Hạn chế dung nạp thực phẩm chứa nhiều chất béo (thịt lợn, thịt bò, thịt dê…), nội tạng động vật, chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá)…
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh, rau củ quả.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh.

>>> Xem thêm: Tập gym có nên ăn chuối không? Nên ăn chuối gì?

Bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về rối loạn lipid máu. Hi vọng, người bệnh sẽ sớm có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *