Tìm hiểu về cách sử dụng ngũ cốc cho người tiểu đường

Dinh dưỡng

Cho dù bạn đang mắc loại bệnh tiểu đường nào thì việc giữ cho lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh là rất quan trọng. Và một bữa sáng lành mạnh với các loại ngũ cốc cho người tiểu đường là một bước bạn có thể làm để đạt được điều đó.

>>> Xem thêm: Ăn keto là gì? Hướng dẫn chi tiết cho người mới mới bắt đầu

1. Ngũ cốc có tốt cho người bị tiểu đường?

Tất nhiên, một số loại ngũ cốc sẽ tốt cho sức khỏe hơn những loại khác. Có rất nhiều ngũ cốc đã qua chế biến trên thị trường chứa đầy calo, carbohydrate và đường — không loại nào trong số chúng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Loại ngũ cốc tốt nhất cho người tiểu đường là ngũ cốc nguyên hạt. Những loại ngũ cốc này có xu hướng cung cấp nhiều chất xơ hơn và thường chứa các thành phần giàu protein. Thêm vào đó, ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim- một biến chứng thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Loại ngũ cốc tốt nhất cho người tiểu đường là ngũ cốc nguyên hạt

Nếu được lựa chọn một cách cẩn thận và xem xét kỹ chế độ ăn uống của mình, người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng ngũ cốc để tăng cường vitamin và khoáng chất, thậm chí có thể giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong ngày.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, thời điểm tốt để ăn ngũ cốc là trước khi tập thể dục do hoạt động thể chất sẽ giúp đốt cháy đường hoặc glucose. Nếu dùng thuốc uống hoặc insulin để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể cần ăn carbohydrate trước khi tập thể dục để ngăn hạ đường huyết khi tập luyện.

2. Sử dụng ngũ cốc cho người tiểu đường như thế nào?

Nếu lựa chọn sử dụng ngũ cốc vào bữa sáng, hãy áp dụng một số mẹo sau đây để giúp giảm hàm lượng carb và tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường:

– Thử dùng ngũ cốc nóng. Có thể chọn bột yến mạch, quinoa hoặc một hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt khác. Thêm các loại hạt cắt nhỏ hoặc bơ hạt để bổ sung chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Ví dụ: Kết hợp 1/2 cốc bột yến mạch nấu chín với 3/4 cốc quả việt quất và 2 thìa quả óc chó băm nhỏ, phủ quế.

– Đong ngũ cốc bằng cốc đo lường và sử dụng một chiếc bát nhỏ để làm cho phần ăn trông có vẻ lớn hơn.

– Đọc kỹ thành phần của loại ngũ cốc. Bạn sẽ biết loại sản phẩm mình đang sử dụng được làm từ ngũ cốc nguyên hạt nếu thành phần đầu tiên trong danh sách là “nguyên hạt”. Khi kiểm tra nhãn, hãy tìm nhãn hiệu có ít nhất 3 gam chất xơ và không quá 6 gam đường.

Sử dụng sữa chua Hy lạp cùng với ngũ cốc cho người tiểu đường giúp giảm lượng carbohydrate nạp vào trong cơ thể

– Bỏ qua chất tạo ngọt. Tránh thêm trái cây khô, đường hoặc các chất tạo ngọt khác như cây thùa, mật ong hoặc đường.

– Bổ sung chất xơ. Tăng chất xơ bằng cách thêm các trái cây giàu chất xơ, chẳng hạn như quả việt quất, quả mâm xôi hoặc dâu tây.

– Chọn sữa hạnh nhân. Sữa hạnh nhân không đường có ít carbohydrate hơn sữa bò.

– Tránh sử dụng sữa và dùng sữa chua Hy Lạp ít béo để tăng cường protein và giảm lượng carbohydrate.

3. Những lưu ý khi sử dụng ngũ cốc cho người tiểu đường

Một bữa sáng từ ngũ cốc có thể rất lành mạnh và dễ chuẩn bị, miễn là bạn lựa chọn một cách khôn ngoan. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc có thể thỏa mãn sở thích ăn ngọt của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến bệnh tiểu đường. Nhiều loại ngũ cốc phổ biến nhất đều có ngũ cốc và đường tinh chế ở đầu danh sách thành phần. Những loại ngũ cốc đó có ít chất dinh dưỡng và rất nhiều calo rỗng có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải đọc nhãn trên các sản phẩm một cách cẩn thận. Tìm loại ngũ cốc liệt kê nguyên hạt là thành phần đầu tiên. Các loại ngũ cốc tinh chế bị loại bỏ cám và mầm trong quá trình chế biến sẽ khiến chúng kém lành mạnh hơn. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm toàn bộ nhân hạt, là nguồn cung cấp chất xơ lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Yến mạch rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Thông thường, bạn có thể tìm thấy các loại ngũ cốc nguyên hạt sau trong ngũ cốc ăn sáng như cháo bột yến mạch, bột mì, cám lúa mì, bột ngô, lúa mạch, gạo lức, kiều mạch. Cũng theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, bột yến mạch cán, bột yến mạch cắt đôi và bột yến mạch cắt vỡ đều là thực phẩm có GI thấp, với giá trị GI từ 55 trở xuống.

Thay vì sử dụng các gói ngũ cốc nóng ngay lập tức, hãy cân nhắc làm mì từ yến mạch hay bánh từ yến mạch nguyên hạt và bảo quản trong tủ lạnh. Hâm nóng một phần trong vài phút trong lò vi sóng vào mỗi buổi sáng và bạn sẽ có một loại ngũ cốc lành mạnh được tiêu hóa chậm hơn.

Một vấn đề khá đáng chú ý là đường có rất nhiều tên gọi và có thể xuất hiện nhiều lần trong danh sách thành phần. Hãy nhớ rằng các thành phần sẽ được liệt kê theo thứ tự giảm dần về hàm lượng chứa trong thực phẩm đó. Nếu có ba loại đường được liệt kê trong một vài thành phần hàng đầu, nó sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất.

Trường Y tế Công cộng Harvard cũng đã đưa ra danh sách các chất tạo ngọt này có thể xuất hiện trên nhãn thực phẩm bao gồm mật hoa cây thùa, đường nâu, tinh thể mía, đường mía, chất làm ngọt từ ngô, Si rô Bắp, fructose tinh thể, dextrose, fructose, nước ép trái cây cô đặc, đường glucoza, si-rô ngô nhiều fructose, đường nghịch chuyển, si-rô mạch nha, maltose, si-rô cây phong, mật đường, đường thô, sacaroza, si-rô…

Cũng lưu ý đừng quên theo dõi mức natri trong loại ngũ cốc cho người tiểu đường mà bạn lựa chọn. Theo Mayo Clinic, người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày.

Do đó, người bệnh tiểu đường nên sử dụng yến mạch một cách hợp lý, khoa học. Kết hợp với đó là tập luyện thể thao để hạn chế tích tụ mỡ thừa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong cơ thể.

Bạn cũng có thể sắm cho bố mẹ mình một chiếc máy chạy bộ tại nhà phục vụ cho việc luyện tập. Với chiếc máy này, người lớn tuổi có thể tập luyện nhẹ nhàng ngay trong nhà của mình và tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Xe đạp tập thể thao cao cấp – rèn luyện sức khỏe ngay tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *