Đau mông khi mang thai phải làm sao?

Sức khỏe

Đau mông khi mang thai chắc hẳn khiến đa số mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu mẹ cũng đang đối mặt với tình trạng này, hãy tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây để không phải chịu những cơn đau ê ẩm vùng mông và hông nhé!

Đau mông khi mang thai do đâu? 

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mông khi mang thai mẹ bầu có thể tìm hiểu để nắm bắt rõ tình trạng của mình như sau:

Do sự thay đổi hormone và trọng lượng cơ thể mẹ

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mông khi mang thai. Cân nặng của mẹ lúc này tăng nhanh dẫn tới áp lực lên xương chậu. Làm hình thành các cơn đau xương chậu và đau mông.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ có cơ chế sản sinh ra hormone thai kỳ relaxin, giúp giãn nở tử cung và niêm mạc. Đồng thời nới lỏng các khớp, giãn dây chằng khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây nên các cơn đau mông và đau ở hông.

đau mông khi mang thai

Cân nặng tăng nhanh là nguyên nhân dẫn tới đau mông khi mang thai

Do ảnh hưởng của bệnh trĩ gây nên

Chế độ ăn uống không khoa học cùng sự giãn nở của tử cung gây áp lực lên hậu môn và trực tràng ở bà bầu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Mẹ bầu có thể còn bị sa búi trĩ. Thậm chí chảy máu hậu môn do trĩ và gặp phải các cơn đau mông khi mang thai khi ngồi xuống hoặc đi đại tiện.

Do đau vùng chậu

Triệu chứng đau nhức vùng mông hông còn gọi là trệt hông khi mang thai hoặc sút hông khi mang thai. Cơn đau vùng chậu xảy ra khi trọng lượng của thai nhi tăng lên. Làm mẹ bầu bị đau mông khi mang thai rõ rệt hơn vào 3 tháng cuối.

Do đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi có áp lực lên dây thần kinh tọa chạy dọc từ vùng mông xuống chân. Trong thời gian thai kỳ hiện tượng này có thể khiến dây thần kinh bị kích thích hoặc viêm.

Tử cung lúc này lại mở rộng càng làm tăng thêm áp lực lên dây thần kinh tọa. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ cùng với đó là sự thay đổi tư thế của em bé. Ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vùng mông, gây nên các triệu chứng xuất hiện ở mẹ như:

  • Xuất hiện các cơn đau mông khi mang thai.
  • Bỏng rát ở lưng, mông và chân.
  • Cơn đau kéo dài xuống chân.

đau mông khi mang thai

Đau mông khi mang thai có thể do đau dây thần kinh tọa gây nên

Do mẹ ngồi sai tư thế

Trọng lượng cơ thể mẹ thay đổi theo thời gian, kích thước bụng ngày càng lớn sẽ khiến mẹ khó khăn hơn trong di chuyển. Tư thế của các bà bầu cũng từ đó mà liên tục thay đổi ở giữa và cuối thai kỳ.

Với chiếc bụng to, cơ thể phụ nữ sẽ bị kéo về phía trước, gây mất cân bằng. Khi ngồi và đi lại xương hông phải chịu áp lực nặng nề dẫn đến các cơn đau lưng, hông và có thể lan tỏa sang vùng mông.

Do cơn đau chuyển dạ

Các cơn đau chuyển dạ hay gò tử cung khiến một số chị em gặp chuột rút ở bụng và ở lưng, có thể kéo dài đến mông. Bản chất của các cơn đau này không giống nhau. Có một số mẹ như bị chuột rút trong khi một số mẹ lại cảm thấy đau nhói.

Đau mông khi mang thai khi nào cần gặp bác sĩ? 

Đau mông khi mang thai, đặc biệt là đau mông khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng dễ gặp trong thai kỳ của người phụ nữ và sẽ hết sau khi sinh con. Mặc dù vậy, một số trường hợp các cơn đau mông, đau hông do các cơn gò tử cung bất thường có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy thai phụ sắp sinh.

Khi mang thai, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến việc hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu gặp phải:

  • Cơn đau dữ dội không thuyên giảm, khó chịu vùng mông.
  • Mất máu (nhiều hơn bệnh trĩ điển hình), chảy máu âm đạo.
  • Vỡ ối
  • Mỏi thắt lưng kéo dài.
  • Người chóng mặt, mệt mỏi.
  • Đau gây buồn nôn.
  • Ruột hoặc bàng quang bị mất kiểm soát.

Đau mông khi mang thai

Đau mông kèm theo những triệu chứng bất thường thì mẹ nên đi khám sớm

Phương pháp điều trị và khắc phục 

Phương pháp điều trị 

Mẹ bầu không được tự ý điều trị bằng thuốc vì việc sử dụng thuốc tây cho người mang thai cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ nó mang lại. Chính vì vậy nên lưu ý cẩn trọng và cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol), paracetamol được khuyến cáo là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
  • Thuốc kê đơn aspirin và ibuprofen (trừ 3 tháng cuối), meloxicam (28 tuần
  • đầu).
  • Thuốc kê đơn nhóm C (dùng khi thật cần thiết): oxycodone và hydrocodone..
  • Trường hợp bị trĩ có thể dùng kem bôi và thuốc mỡ trị trĩ

Tuy nhiên các loại thuốc này mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ dược sĩ có chuyên môn do chúng có thể gây nên tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Khắc phục tại nhà

Biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp đỡ mẹ bầu trong trường hợp tình trạng đau nhẹ, không dùng tới can thiệp y tế.

Đối với tình huống mẹ bầu đau mông mông liên quan đến bệnh trĩ, bạn có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà sau đây để giảm bớt cơn đau, ví dụ như:

  • Sử dụng hazel
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu
  • Nằm nghiêng khi ngủ, có gối bụng và giữa hai chân
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm, với tư thế ngồi thoải mái
  • Nhỏ vài giọt dung dịch chứa chiết xuất cây phỉ vào miếng băng vệ sinh và đeo nó làm giảm bớt tình trạng viêm nhiễm ở khu vực xung quanh hậu môn
  • Bổ sung chất lỏng đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày
  • Bổ sung chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ quả

Đau mông khi mang thai

Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm ngồi sẽ rất tốt cho mẹ

Đối với đau mông khi mang thai liên quan đến đau thần kinh tọa

Đối với tình huống mẹ bầu đau mông liên quan đến tình trạng đau thần kinh tọa hoặc đau đai chậu. Mẹ bầu có thể áp dụng một số hướng điều trị như sau:

  • Tắm hoặc lau người với nước ấm, đồng thời nhẹ nhàng massage toàn thân.
  • Sử dụng đai lưng hỗ trợ giảm bớt áp lực trực tiếp ở thắt lưng và vùng xương chậu.
  • Hạn chế những hoạt động quá sức.
  • Đặt một chiếc gối dưới bụng và một chiếc giữa 2 chân trong khi ngủ.
  • Chườm nhiệt hoặc mát ở những vùng cơ thể bị đau nhức.

Mẹ bầu có thể khắc phục cơn đau mông bằng các bài tập tại nhà, cụ thể như sau:

  • Bài tập Standing Pelvic TiltMẹ bầu đứng thẳng, hai chân ngang vai, gồng mông lên từ 5-7 giây. Sau đó thả lỏng và lặp lại nhiều lần. Đây là bài tập này giúp cơ mông săn chắc, vừa thư giãn cơ.
  • Bài tập Torso Twist: Mẹ bầu ngồi bắt chéo chân trên thảm, tay trái giữ chân phải. Đặt lòng bàn tay còn lại lên sàn sau đó xoay phần trên cơ thể về phía bàn tay này. Giữ tư thế như vậy trong 5-10 giây và thực hiện tương tự với chân còn lại. Lặp lại động tác từ 10-15 lần.
  • Bài tập tư thế con mèo: Đây là bài tập yoga tuyệt vời, hiệu quả được áp dụng cho tất cả mẹ bầu trên thế giới. Chỉ cần mẹ mỗi ngày tập nhẹ nhàng bằng tư thế con mèo duỗi thẳng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt giảm đau vùng mông và vùng lưng trên.
  • Vận động bằng bơi lội : Bơi lội giúp cho mẹ bầu vừa thư thái dễ chịu vừa giúp thư giãn xương khớp. Do vậy nếu là mùa hè mẹ bầu có thể kết hợp các bài tập yoga cùng với bơi lội nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tốt nhé.

đau mông khi mang thai

Bơi lội giúp mẹ bầu thư giãn toàn thân và mang lại giá trị sức khỏe tốt

Cách phòng tránh đau mông khi mang thai 

Để hạn chế tối đa tình trạng này, các chị em nên chủ động phòng tránh bằng một số phương pháp như:

  • Hạn chế vận động mạnh, đứng hoặc ngồi quá lâu một vị trí
  • Chườm nóng để giảm đau. Hoặc chủ động ngâm bồn nước ấm để giãn cơ và nới lỏng các mô
  • Nằm nghiêng sang trái khi nằm ngủ
  • Hạn chế vặn mình, xoay người
  • Tuyệt đối không mang giày cao gót khi mang thai
  • Thường xuyên massage vùng xương cụt
  • Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng đầy đủ canxi và khoáng chất
  • Giữ nước để tránh co thắt sinh non
  • Duỗi các cơ ở lưng, mông và chân

Đau mông khi mang thai nhìn chung không phải là hiện tượng gì đáng lo ngại ở các bà bầu. Vậy nhưng nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng kèm theo những hiện tượng lạ bất thường, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị dứt điểm.

Có thể bạn quan tâm: Ằn gì để trẻ lâu? 5 thực phẩm giúp bạn lão hóa ngược

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *