Nguyên tắc ăn lạc không gây hại cho sức khỏe

Dinh dưỡng

Hạt lạc tuy là một trong những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích nhưng loại thực phẩm này cũng có thể gây ngộ độc, dị ứng nếu bạn không tuân thủ 5 nguyên tắc khi ăn lạc dưới đây.

>>> Xem thêm: Loại nước tốt cho sức khỏe nhưng uống nhiều lại phản tác dụng

1. Không ăn lạc khi mắc tiểu đường, huyết áp cao,…

Trong lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là các protein thực vật rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại thực phẩm này. Ăn lạc không đúng cách có thể khiến bạn và gia đình bị dị ứng ngộ độc nguy hiểm tới tính mạng.

Lạc được coi là một thực phẩm tuyệt vời rất tốt cho người bị suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, giúp da, tóc chắc khỏe,… Thế nhưng lạc lại chính là kẻ thù của bệnh nhân tiểu đường, gout, và đặc biệt là mối nguy hiểm cho người người dị ứng đậu phộng.

Nguyên tắc khi ăn lạc đầu tiên mà bạn cần quan tâm chính là không ăn khi bản thân đang mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp hay những phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, trong lạc có chứa rất nhiều thành phần quan trọng như vitamin E, magan, chất béo, protein cũng như rất nhiều các dưỡng chất khác, điều này có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh.

Những người mắc bệnh sau không nên ăn lạc

Những người mắc bệnh Gout cũng không nên sử dụng lạc vì lượng protein thực vật trong lạc rất nhiều, khi ăn quá nhiều chúng sẽ làm đường máu tăng cao cũng như gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa axit uric. Theo Đông Y, những người mắc chứng nóng trong cũng không nên ăn lạc, những người bị ho thường xuyên cũng không nên ăn loại hạt dinh dưỡng này.

Ngoài ra, đối với người có tiền sử bị dị ứng đặc biệt là dị ứng với đậu phộng thì không nên ăn lạc. Biểu hiện rõ nhất khi bị dị ứng với lạc bạn sẽ thấy có cảm giác ngứa ngáy, nổi mề đay,… tình trạng nặng hơn có thể gây nên suy hô hấp, khó thở, thở khò khè, tụt huyết áp, sốc phản vệ…

2. Không ăn lạc đã mốc, mùi lạ

Không nên sử dụng lạc khi chúng đã bốc mùi hoặc thay đổi màu sắc bất thường. Lúc này hạt lạc đã bị mốc và chúng có thể khiến bạn mắc ung thư. Khi rang, luộc chỉ làm mất đi một phần độc tố aflatoxin trong hạt lạc bị mốc và có mùi là chứ không thể làm mất hoàn toàn chất độc này, do vậy bạn đừng tiếc rẻ mà cố gắng sử dụng lạc đã bị mốc biến nó trở thành thực phẩm.

Bệnh Gút Ăn Lạc (Đậu Phộng) Tốt - Nhưng Cần Lưu Ý

3. Không ăn lạc bị mọc mầm

Khi hạt lạc bị mọc mầm cũng là một trong những nguồn thực phẩm làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư hơn. Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, lạc đã bị mọc mầm chứa chất độc có tên là Hoàng khúc, Hoàng khúc có thể gây ung thư cũng như gây nguy hiểm tới tính mạng của người sử dụng.

4. Không ăn lạc đang bị ho

Có nhiều nguyên tắc khi ăn lạc mà nhiều người không nhớ, việc trong lạc chứa rất nhiều dầu cũng như chất béo chính vì thế chúng có thể khiến cổ họng của bạn bị kích ứng cũng như tăng tiết đờm. Vì thế, hạt lạc là nguyên nhân khiến việc ho của bạn trở nên nặng hơn.

Đồng thời, những người thường xuyên phát ban hay có cơ địa dị ứng cũng nên lưu ý khi ăn lạc, đặc biệt là nên hạn chế loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn.

5. Không ăn lạc khi bị mụn

Y học cổ truyền cho rằng, lạc có tính nóng vì thế những người có cơ địa nóng trong không nên ăn. Ăn quá nhiều lạc sẽ gây nóng trong người khiến cơ thể rất dễ nổi mụn. Trong lạc cũng chứa androgen, androgen bản chất là một loại hormone. Khi nồng độ hormone androgen trong máu cao sẽ khiến da tăng cường sản xuất ra chất nhờn, gây bít tắc lỗ chân long dễ gây nên mụn.

Vậy là bài viết này đã giúp bạn biết cách ăn lạc đúng nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe. Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, tập luyện thể thao thường xuyên cũng là cách giúp cơ thể khỏe mạnh và hấp thu dinh dưỡng từ lạc tốt hơn. Đơn giản nhất, bạn có thể chọn những bài tập đơn giản với máy chạy bộ hay xe đạp tập tại nhà vô cùng tiện lợi.

>>> Xem thêm: Ghế massage toàn thân Toshiko – Đạt chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001: 2015

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *