Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?

Sức khỏe

Ngoài các vấn đề xương khớp như viêm khớp, gù lưng, thoái hóa cột sống,… thì xương người già giòn và dễ gãy hơn so với người trẻ hơn. Theo nhiều thống kê cho thấy, người cao tuổi ngã dẫn tới gãy xương và nhập viện có thể dẫn tới tử vong.

Cụ thể, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, gãy xương có ảnh hưởng lâu dài ở những người lớn tuổi. Cụ thể, chấn thương này có thể làm tăng nguy cơ tử vong lên đến 10 năm sau khi sự cố xảy ra và có thể là chất xúc tác cho các biến cố sức khỏe bất lợi khác. Nhóm xương được nghiên cứu bao gồm chấn thương gãy xương đùi, gãy xương hông, gãy xương chậu.

>>> Xem thêm: 4 món canh tốt cho người bị loãng xương, đau mỏi vai gáy

1. Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?

– Té ngã

Gãy xương ở người già xảy ra khi xương phải chịu một lực tác động lớn hơn sức chịu đựng của nó. Gãy xương bao gồm gãy toàn bộ hoặc nứt trong xương (gãy hoàn toàn và gãy không hoàn toàn). Như đã nói ở trên, các chấn thương liên quan tới xương phổ biến ở người già bao gồm gãy xương vùng hông, cột sống và cổ tay do bị ngã.

Người cao tuổi dễ bị ngã dẫn tới gãy xương 

Ngoài việc dễ bị ngã và gãy xương thì người cao tuổi mất nhiều thời gian hơn để có thể hồi phục chấn thương sau gãy xương do tốc độ tái tạo xương bị giảm dần theo tuổi tác.

– Suy giảm cấu trúc xương do bệnh lý và tuổi tác

Bên cạnh tác động vật lý thì nguyên nhân bệnh lý cũng khiến xương người già giòn và dễ gãy hơn. Trong đó phổ biến là:

– Loãng xương

– U xương

– Nhuyễn xương.

Sức mạnh của xương được thể hiện bởi hai yếu tố là khối lượng xơng và chất lượng xương. Khi thăm khám bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mật độ xương (BMD) để đánh giá lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích của xương như thế nào. Khối lượng xương thấp là yếu tố nguy cơ chính dẫn tới xương dễ bị gãy hơn.

Sức mạnh của xương được thể hiện bởi hai yếu tố là khối lượng xương và chất lượng xương

Đối với chất lượng xương sẽ được đánh giá thông qua các chỉ số như cấu trúc xương, khả năng chuyển hóa (tái tạo) xương, độ kháng hóa, mức độ xương bị tổn thương tích lũy và tính chất của các chất cơ bản trong xương.

Ngoài ra, khi già đi, lớp đệm mỡ “mỏng dần”, khiến xương khớp chịu tác động lớn hơn kết hợp với sự không ổn định của xương khiến tần xuất gãy xương ở người cao tuổi tăng lên.

2. Biện pháp cải thiện mật độ xương cho người cao tuổi

– Có chế độ ăn uống khoa học, đa dạng

Một chế độ ăn khoa học, đa dạng thực phẩm đặc biệt là canxi, vitamin D, vitamin K, omega-3 và protid sẽ giúp hệ xương được cải thiện. Sữa có thể là một thực phẩm khuyên dùng cho người cao tuổi nhờ giàu các thành phần khoáng chất thiết yếu.

– Duy trì tập luyện thể dục

Người cao tuổi nên có chế độ vận động phù hợp và đều đặn nhằm cải thiện chức năng xương khớp. Việc vận động đầy đủ không chỉ tốt cho xương khớp mà còn tốt cho tim mạch, cho hệ hô hấp, tiêu hóa,…

Người cao tuổi nên có chế độ vận động phù hợp và đều đặn nhằm cải thiện chức năng xương khớp

>>> Xem thêm: Workout là gì? Cách luyện tập workout cải thiện vóc dáng tốt nhất

– Duy trì cân nặng phù hợp

Một trọng lượng cơ thể phù hợp sẽ giảm áp lực lên xương, nhất là những có mật độ xương suy giảm.

– Không uống rượu bia, ngừng hút thuốc lá

Hút thuốc la làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như tăng rủi ro gãy xương ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, người có thói quen uống rượu bia thường xuyên sẽ kém hấp thụ canxi hơn so với người không uống rượu bia.

Tóm lại vấn đề tại sao xương người già giòn và dễ gãy hơn được hiểu là sự suy giảm cấu trúc xương do bệnh lý và tuổi tác. Bổ sung dinh dưỡng, duy trì cân nặng và có thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giảm thiểu rủi ro này ở người cao tuổi.

Người cao tuổi muốn cải thiện sức khỏe nên chọn cho mình những bài tập thư giãn nhẹ nhàng để giải tỏa căng thẳng, chăm sóc hệ xương khớp. Ghế massage Toshiko cao cấp chính là món quà vàng mà bạn không nên bỏ lỡ để kéo dài tuổi thọ chỉ với 30 phút mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *