Viêm phế quản: Tổng quan bệnh và cách điều trị hiệu quả 

Sức khỏe

Viêm phế quản là căn bệnh rất quen thuộc ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm và chữa trị dứt điểm, bạn sẽ thoát khỏi việc sụt sịt mũi và những cơn ho dai dẳng. Tuy nhiên, theo thời gian dài, bệnh sẽ trở thành thể mãn tính và khiến bạn vừa mệt mỏi, lại ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn. Tìm hiểu ngay về căn bệnh này và cách điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả nhé. 

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản, nơi thực hiện chức năng hít thở của bạn. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất nhầy đặc, có thể bị đổi màu xanh đậm hoặc màu vàng. Viêm phế quản có hai thể cấp tính hoặc mãn tính.

Viêm phế quản cấp tính là rất phổ biến. Bệnh thường phát triển từ cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Viêm phế quản mãn tính là khi tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, viêm niêm mạc của ống phế quản lâu ngày, nguyên nhân thường là do hút thuốc.

Triệu chứng của viêm phế quản 

bệnh viêm phế quản ho khan
Ho khan là triệu chứng hay gặp ở người bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản xảy ra đồng thời với bệnh cảm lạnh, có thể kèm theo sốt nhẹ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không rõ biểu hiện viêm phế quản có sốt không mà chỉ cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ kèm theo mệt mỏi. Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính, các viêm phế quản triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ho
  • Có nhiều chất nhầy (đờm) trong cổ họng, có thể có màu trong, trắng, xám vàng hoặc xanh lục.
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Sốt nhẹ và cảm lạnh
  • Khó chịu ở ngực, tức ngực.

Viêm phế quản có nguy hiểm không>

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc cũng có thể khiến bạn bị mắc bệnh. Ban đầu, bệnh chỉ ở thể cấp tính, nhưng nếu bạn tiếp xúc lâu dài, bệnh có thể biến chuyển thành mãn tính và khó điều trị hơn. Nhiều người thường không nắm rõ bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không, vì vậy khá chủ quan khi mắc bệnh. Nếu bạn kéo dài bệnh, khả năng bệnh trở thành các biến chứng khó điều trị rất cao. Bạn thậm chí có thể bị ung thư phổi hoặc ung thư phế quản. 

Viêm phế quản có sốt không?

Triệu chứng sốt khi bị viêm phế quản cấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bé thường chỉ bị sốt nhẹ, cũng có bé không bị sốt mà xuất hiện các triệu chứng khác khi mắc bệnh. Nếu ba mẹ phát hiện trẻ bị sốt khi mắc bệnh viêm phế quản, hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc hạ sốt hiệu quả. 

Viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản có lây không cũng là câu hỏi mà đa số mọi người đều còn khá mơ hồ về nó. Câu trả lời là có và chúng có tốc độ lây lan đáng kinh ngạc. Là căn bệnh về đường hô hấp nên bệnh lây lan rất nhanh. Nếu người bệnh không có các biện pháp giúp giảm thiểu lây nhiễm, mọi người xung quanh cũng có thể mắc bệnh. 

viêm phế quản bao lâu khỏi
Tùy vào sức đề kháng, chế độ chăm sóc. kiêng khem của bạn, viêm phế quản sẽ khỏi khi thích hợp

Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm phế quản liên tục, bạn có thể bị viêm phế quản mãn tính, và cần điều trị ngay. Viêm phế quản mãn tính có biến chứng là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) rất nguy hiểm. 

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi?

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường kết thúc nhanh chóng mà tốc độ lây lan của nó cũng nhanh không kém. Thông thường, viêm phế quản cấp tính thường cải thiện trong vòng một tuần đến 10 ngày mà không có tác dụng kéo dài, mặc dù những cơn ho có thể kéo dài trong nhiều tuần. 

Viêm phế quản nên ăn uống gì?

Ngoài việc bỏ hút thuốc, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống, phòng ngừa để không bị cảm lạnh hoặc cúm. Đồng thời bạn cũng chú ý tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn. 

Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Bạn cũng có thể ăn các loại thịt ít chất béo , thịt gà, cá và uống nhiều nước. Theo nhiều nghiên cứu được công bố từ bệnh viện, thức ăn cay sẽ giúp bạn làm long đờm và thông mũi họng hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể ăn thêm ớt, hành tây, tỏi trong các bữa ăn của mình. Một số món ăn cay như cà ri, sườn cay vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa trị bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản nên kiêng ăn gì?

viêm phế quản nên kiêng gì
Khi bị bệnh viêm phế quản, bạn cần kiêng các đồ cay nóng nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên xào, sữa tươi, đường tinh luyện và đồ ăn mặn là những đồ ăn mà bạn nên tránh khi bị viêm phế quản. Các chất béo và chất ngọt có trong 4 loại thực phẩm kể trên có thể khiến cổ họng tạo thêm chất nhầy làm đầy phế quản. Không những. đồ ngọt và thức ăn mặn còn khiến bạn bị cao huyết áp và tiểu đường. Nếu bị viêm phế quản, bạn cần kiêng bánh kẹo, thực phẩm chiên rán và các món đồ lạnh.

Viêm phế quản nên uống thuốc gì?

Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn viêm phế quản uống thuốc gì để giúp đẩy lùi bệnh. Bác sĩ thường khuyên bạn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn với ibuprofen ( Advil, Motrin ) hoặc aspirin để giảm đau do triệu chứng ho kéo dài. Nếu bị sốt, bạn có thể sử dụng acetaminophen ( Tylenol ) để giảm đau và hạ sốt. Các viêm ngậm trị ho cũng rất hiệu quả khi bạn bị viêm phế quản, giúp bạn làm mát cổ họng. 

Điều trị viêm phế quản 

  • Một trong những lời khuyên bác sĩ dành cho câu hỏi viêm phế quản nên ăn uống chính là uống nhiều nước, đặc biệt là nước tinh khiết. Hãy uống 9 đến 12 ly mỗi ngày để giúp làm loãng chất nhầy trong cổ và giúp bạn dễ ho ra ngoài hơn. 
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Ngậm các viêm làm long đờm, thông cổ họng. 
  • Hãy thử hỗn hợp mật ong và chanh hoặc một thìa mật ong với nước ấm để làm dịu cổ họng của bạn. 
  • Viêm phế quản cấp tính thường do vi-rút, loại vi-rút này cũng  gây cảm lạnh và cúm (cúm). Thuốc kháng sinh không diệt được vi-rút, vì vậy loại thuốc này không hữu ích trong hầu hết các trường hợp viêm phế quản.

Viêm phế quản là căn bệnh đơn giản nếu bạn chữa trị nhanh chóng. Tuy nhiên, đừng quá chủ quan khi mắc bệnh vì chúng có khả năng trở thành các biến chứng nguy hiểm và khiến bạn gặp nhiều di chứng về đường hô hấp sau này. Hãy tìm hiểu cách điều trị bệnh hiệu quả kết hợp với lời khuyên từ bác sĩ để chữa bệnh nếu bạn đang bị viêm phế quản nhé. 

Có thể bạn quan tâm: Viêm phế quản ho ra máu – Triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *