Đau xương gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Sức khỏe

Đau xương gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu, bệnh có nguy hiểm không và hướng điều trị bệnh như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Đây là những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi vì đây là một trong những tình trạng gặp phải ở rất nhiều người. Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu đau xương gót chân là bệnh gì?

Bàn chân là một trong những bộ phận giúp cơ thể chúng ta giữ thăng bằng và thực hiện các động tác và quá trình vận động. Do thường xuyên phải hoạt động nên đây là một trong những bộ phận rất dễ bị tổn thương, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Sẽ gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu đau xương gót chân là bệnh gì?

Vùng gót chân là một bộ phận trồi lên ở vùng phía cuối của bàn chân, được cấu thành từ xương gót chân và vùng mềm của bàn chân. Gót chân cùng với cả bàn chân làm nhiệm vụ chống đỡ toàn bộ cơ thể, trọng lượng của cơ thể dồn hết về vùng này. Đau nhức gót chân thường là tình trạng rất dễ có thể xảy ra và thường gặp do áp lực của cơ thể trong quá trình di chuyển, hoặc do cơ thể mang vác vật nặng.

Một số trường hợp như béo phì, hoặc người thường xuyên đi giày cao gót, các vận động viên hoặc người có dị tật ở vùng gót chân thì sẽ rất có nguy cơ cao gặp phải tình trạng đau xương gót chân.

Nguyên nhân đau xương gót chân

Tình trạng này không phải là bệnh nó thường được coi là một trong những triệu chứng lâm sàng. Có rất nhiều nguyên nhân gây gây ra. Việc tìm được nguyên nhân chính xác thì việc điều trị mới mang lại hiệu quả.

  • Do viêm cân gan bàn chân:  Cân gan bàn chân có tác dụng giúp giảm nhẹ các lực dồn xuống bàn chân trong quá trình di chuyển và vận động. Nếu vùng này bị tổn thương thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới vùng gót chân gây ra tình trạng đau nhức.
  • Do thoái hóa gót chân: Theo thời gian thì cơ thể dẫn bị lão hóa và vùng xương gót chân cũng không phải là ngoại lệ, tình trạng thoái hóa sẽ diễn ra, các vùng gai xương mọc dần và các tổ chức xung quanh có thể bị viêm nhiễm, gây ra những cơn đau nhức vùng bàn chân và đau xương gót chân.
  • Do viêm gân Achilles: Tình trạng này thường xuất hiện những cơn đau nhẹ ở vùng gót chân, những cơn đau sẽ trở nặng khi người bệnh thực hiện những động tác chạy, leo cầu thang,… Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện những cơn đau nhức này bằng cách massage vùng gan bàn chân.
  • Do bệnh gout: Đây là một trong những căn bệnh phổ biến gây ra những cơn đau ở khu vực bàn chân và gót chân. Để khắc phục hiệu quả căn bệnh này thì người bệnh cần phải thực hiện theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.

Một số triệu chứng đau xương gót chân kèm theo

Dưới đây là một số những triệu chứng của bệnh mà bạn cần chú ý:

  • Những cơn đau nhức vùng gót chân và bàn chân sau khi di chuyển sẽ xuất hiện và biến mất.
  • Những cơn đau có thể từ nhẹ, cho đến đau nhói buốt. Tình trạng đau nhức sẽ khỏi phát sau những động tác mạnh và đột ngột do quá trình mang vác vật nặng hoặc đứng một chỗ quá lâu.
  • Đối với một số trường hợp bệnh như gai xương gót chân, sẽ gây tác động rất lớn tới vùng phần mềm phía gót chân gây cảm giác đau nhức, các mô mềm này có thể bị viêm nhiễm khiến cho chân bị sưng phù lên và những cơn đau nhức sẽ có thể lan sang các khu vực xung quanh như bàn chân  và mắt cá chân.

Đau xương gót chân có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp đau nhức xương gót chân đều do những chấn thương do quá trình tập luyện thể thao, dẫm phải sỏi đá,… đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Những trường hợp này bạn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc bôi thuốc trong 1 vài ngày là sẽ khỏi.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp đau xương gót chân kéo dài hoặc tình trạng đau do bệnh lý gây ra viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thế nên, việc điều trị bệnh là rất cần thiết nếu cơn đau xuất hiện trong thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị đau xương gót chân hiệu quả

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh và những ảnh hưởng của bệnh ở thời điểm hiện tại lên cơ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bệnh sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh mà bạn có thể tham khảo.

Điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa

Các phương pháp này sẽ được áp dụng đối với trường hợp người bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật sau:

Chữa đau xương gót chân bằng thuốc tây
  • Điều trị bệnh bằng thuốc Tây: Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bệnh bằng thuốc Tây với các loại thuốc kháng viêm, giảm đau nhức không steroid như Meloxicam, Diclofenac, aspirin, thuốc tiêm corticoid tại vị trí đau,…
  • Áp dụng các bài tập yoga, các bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi chức năng.
  • Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lên cần phải thay đổi, người bệnh nên hạn chế đi lại và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Ngoài ra, để giúp giảm nhanh những cơn đau nhức, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp như chườm đá lạnh, massage, ngâm nước ấm,… để giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Điều trị đau xương gót chân bằng phẫu thuật

Trong trường hợp đau nhức là do gai xương gót chân gây ra thì việc tiến hành phẫu thuật là điều có thể được các bác sĩ chỉ định áp dụng. Phẫu thuật được thực hiện khi tất cả các biện pháp trên không mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh.

Tuy nhiên, tình trạng đau nhức vùng gót chân không phải chỉ do một mình bệnh lý gai xương gây ra nên không phải trường hợp nào cũng được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh bằng phẫu thuật.

Đau xương gót chân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Những thắc mắc đã được chúng tôi giải đáp. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Một ngày sau khi tập gym bị teo cơ – Tại sao vậy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *